Hoài niệm tháng 5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vào cái tuổi U70, nhiều đêm tôi thao thức, khó có giấc ngủ xuyên suốt từ tối đến sáng, không vì lo toan sự sống và cái chết, không vì giàu nghèo hay điều tiếng trắc ẩn. Sự thiếu ngủ trong tôi lạ đời lắm: Dành thời gian hoài niệm tháng 5.
Bức tranh tháng 5 cứ hiện lên mồn một khó mà quên được. Một trò chơi bắn bi, đánh trổng lúc chiều về trên đường làng rợp bóng tre xanh. Một trận đánh giặc giả trên những luống đất cày chờ vào mùa, những trò bơi lội tập thể trên con sông quê trong xanh khi đã bước vào hè. Ai có thể quên tiếng sáo diều vi vu trong gió đang lượn trên tầng không? Nhiều lắm những kỷ niệm tuổi thơ cứ hiện về vào cái tuổi xế chiều. Bước vào tháng 5, là học trò ai cũng cảm thấy hồi hộp mong chờ đến kỳ nghỉ hè sau 9 tháng trời ngồi trên ghế nhà trường. Tâm trạng được nghỉ hè để mà được thỏa thích vui thú cùng bạn bè và người thân thật là tuyệt diệu.
Niềm vui thích khi xưa khác hơn ở lứa tuổi thơ bây giờ nhiều lắm. Với trẻ em thành phố, ngoài giờ học trên trường thì hầu như dành phần lớn thời gian khư khư ôm chiếc ti vi hoặc điện thoại, lao vào những trò chơi điện tử “hiện đại” mà xa lánh cuộc sống bên người thân và xã hội. Phải chăng điều đó đã tạo cho các em không còn gắn bó với đồng quê, với không khí tự nhiên và mất đi cảm giác mát mẻ của những buổi trưa hè dưới bóng tre xanh. Thậm chí, chúng dễ dàng quên hơi ấm của mẹ, không nhìn ra sự tần tảo của cha rồi hình thành nên sự vô cảm khi trưởng thành chăng?
Tháng 5 lại về, những cội phượng già bung sắc, màu đỏ ngợp trời để mà yêu mà nhớ bao kỷ niệm năm xưa. Lũ ve râm ran tạo thành bản hợp xướng từ lúc chưa tỏ đất. Rồi trưa, rồi tối cứ thế mà ngân nga. Vâng, tháng 5 thắp lửa những trại hè đầy thú vị cho tuổi thơ gần gũi với thiên nhiên, với trò chơi tập thể tạo kỹ năng sống động để khi trưởng thành tự tin hơn vào bản thân mình.
Tây Nguyên tháng 5 bước vào mùa mưa, những cơn mưa đầu mùa thật ý nghĩa với đời sống của người dân, với cây trồng sau bao ngày khô nắng, hạn hán. Những giọt nước “trời cho” thấm vào lòng đất hóa giải sự khô cằn để xanh tươi, mát mẻ. Bao cảnh sắc đổi thay tạo cho một mùa hè cảm giác lâng lâng mà hoài niệm về những tháng 5 với bao kỷ niệm khó quên. Hoa “học trò” được ép vào trang vở năm nào vẫn còn lưu lại làm kỷ niệm. Và còn đó cuốn lưu bút với bao chữ viết thân thương của bạn bè như nhắc nhớ những gì đã trải qua cái tuổi học trò đầy luyến lưu và mơ mộng.
Còn lắm những kỷ niệm tháng 5 cứ ùa về, nhất là sự háo hức nghỉ hè để có dịp về thăm ông bà, người thân được sống gần gũi với đồng ruộng đã từng nuôi ta lớn lên; với lũy tre kẽo cà kẽo kẹt ngày ngày tạo bóng râm che mát những trò chơi, với dòng sông quê hiền hòa tha hồ bơi lội. Những hoài niệm ấy luôn đánh thức trong tôi nỗi nhớ khó quên.
NGUYỄN TẤN HỶ

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).