Uống quá nhiều nước có nguy hiểm không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Uống quá nhiều nước có thể gây nguy hiểm cho bạn không? Có. Dư thừa mọi thứ đều xấu ngay cả khi nó là nước.

Nên nhớ, dư thừa mọi thứ đều xấu ngay cả khi nó là nước. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Nên nhớ, dư thừa mọi thứ đều xấu ngay cả khi nó là nước. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Hãy xem tiếp để biết tình trạng thừa nước là gì, triệu chứng của nó là gì, ai có nguy cơ mắc bệnh và lượng nước lý tưởng bạn nên uống hằng ngày.
1. Thừa nước là gì?
Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng say nước, xảy ra khi lượng muối và các chất điện giải khác trong cơ thể trở nên quá loãng. Điều này dẫn đến giảm nồng độ natri trong cơ thể. Mức natri thấp nguy hiểm được gọi là “hạ natri máu” và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, theo Times of India.
Bạn có thể bị thừa nước khi uống nhiều nước hơn mức mà thận có thể loại bỏ qua nước tiểu. Điều này có thể khiến lượng nước dư thừa tích tụ trong máu của bạn.
2. Các vấn đề do mất nước quá mức

Đừng uống quá nhiều nước nhưng cũng không được để cơ thể thiếu nước. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đừng uống quá nhiều nước nhưng cũng không được để cơ thể thiếu nước. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Những người bị mất nước quá mức thường bị các triệu chứng như mất phương hướng, buồn nôn và đau đầu. Mặt khác, nếu bạn uống quá nhiều nước và chất điện giải của bạn bị loãng, điều này sẽ dẫn đến giảm hàm lượng natri trong cơ thể. Điều này có thể gây ra suy nhược, chuột rút, co giật và thậm chí bất tỉnh.
Đôi khi, tình trạng giữ nước có thể xảy ra do lượng nước dư thừa trong cơ thể cũng có thể dẫn đến tăng cân.
3. Lượng nước lý tưởng để uống hằng ngày
Để giữ cho mình đủ nước, bạn nên uống 7-8 ly nước mỗi ngày. Số lượng có thể lên đến 10 ly trong những ngày hè nóng nực. Lượng nước cần thiết cũng phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và sự trao đổi chất của bạn. Để duy trì lượng nước phù hợp theo loại cơ thể của bạn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng một lần.
4. Làm sao biết bạn có đang uống quá nhiều nước hay không?
Bạn cần kiểm tra xem mình có đang uống nước ngay cả khi không khát hay không. Nếu bạn uống nước trong khoảng thời gian ngắn và ngay cả khi bạn không cảm thấy thích, thì bạn cần phải dừng lại ngay lập tức.
Để luôn kiểm tra lượng nước của bạn, hãy chia theo ngày và duy trì lịch uống nước vài giờ một lần. Ngoài ra, hãy đặt lượng nước bạn phải uống mỗi lần. Điều này sẽ giúp bạn nhất quán khi uống nước và duy trì đủ lượng nước trong cơ thể bạn, theo Times of India.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.