Chế độ ăn thuần chay và ăn dựa trên thực vật khác nhau thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chế độ ăn thuần chay và chế độ ăn dựa trên thực vật có lẽ là hai trong số những chế độ ăn kiêng thịnh hành nhất trong năm nay. Cả hai chế độ ăn này có vẻ giống nhau nhưng có sự khác biệt của chúng.
 
Chế độ ăn thuần chay. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn thuần chay. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Đọc để biết chính xác chế độ ăn thuần chay và thực vật là gì và sự khác biệt chính giữa chúng là gì.
Chế độ ăn thuần chay là gì?
Thuần chay đề cập đến một khái niệm ăn kiêng không bao gồm bất kỳ thực phẩm có nguồn gốc động vật nào, như sữa, trứng, thịt, cá, gia cầm và một số sản phẩm từ sữa khác.
Những người theo chế độ ăn thuần chay về cơ bản cố gắng chấm dứt sự tàn ác với động vật, điều có thể xảy ra khi chiết xuất các sản phẩm thực phẩm như vậy. Chế độ ăn thuần chay có thể không phải là chế độ ăn lành mạnh nhất, vì ăn thực phẩm chế biến không bị cấm trong chế độ này, theo Times of India.
Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật là gì?
 
Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Như tên cho thấy, một chế độ ăn uống dựa trên thực vật chỉ bao gồm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Chế độ ăn kiêng này cũng tập trung vào việc ăn toàn bộ thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc thực phẩm đã qua chế biến rất ít. Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật bao gồm: trái cây, rau, quả hạch, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và dầu thực vật như canola và ô liu.
Một chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật được cho là có thể đẩy lùi một số bệnh như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và thậm chí là ung thư.
Sự khác biệt là gì?
Sự khác biệt chính là chế độ ăn dựa trên thực vật có thể là thuần chay nhưng chế độ ăn thuần chay không thể dựa trên thực vật. Mặc dù cả chế độ ăn thuần chay và thực vật đều tránh các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhưng chế độ ăn thuần chay bao gồm một số thực phẩm đã qua chế biến, không phải là một phần của chế độ ăn dựa trên thực vật, theo Times of India.
Nếu bạn muốn chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tốt hơn hết bạn nên trở thành một người ăn chay trường và sau đó chọn chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật.
Ngoài việc không ăn thực phẩm làm từ động vật, người ăn chay trường cũng không mua quần áo, giày dép làm từ da động vật hoặc các sản phẩm được thử nghiệm trên động vật.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.