Tạp bút: Mưa cao nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ta sẽ không biết cảm giác nhớ thương mùa mưa ở Tây Nguyên là như thế nào, cho đến khi sống ở một vùng đất mà người ta hay đùa nhau rằng “nơi đây có hai mùa, là mùa nắng và mùa nắng hơn”.
Dạo này, Sài Gòn rải rác những cơn mưa đầu mùa. Những cơn mưa nhanh đến rồi vội đi. Chúng mang chút dễ chịu thoáng qua rồi biến mất. Mưa qua, không khí vẫn còn hầm hập nóng. Còn nơi cao nguyên, mỗi khi mưa về là sảng khoái. Đen giông mây mù, rồi ào ào rả rích. Mưa tưới tắm cây cỏ. Mưa gột rửa đất trời. Mưa xóa tan tất cả những tàn dư nực nội của ngày bỏng rát. Để rồi khi mưa qua, đất trời trở nên mát lành đến lạ, cảm giác dễ chịu khoan khoái tràn đầy trong cơ thể.
  Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Giờ này, Pleiku cũng đang đón những cơn mưa đầu mùa.
Những ngày quay cuồng trong công việc như thế này, lại càng da diết nhớ đến ngày mưa Pleiku. Những ngày mưa dai dẳng rả rích và quán cà phê là nơi ưa thích để đợi chờ một ai đó. Ngồi trên tầng hai của một góc quán cà phê trang trí theo lối cổ điển, nghe những bản nhạc Trịnh không lời. Tiếng saxophon như kéo dài thêm những cơn mưa. Tiếng guitar lúc trầm buồn chầm chậm, lúc ngân nga chạm khẽ vào lòng người như mưa thấm vào lòng đất. Ngoài trời đang mưa. Khi thì lất phất sương giăng, khi thì bụi mù trắng trời trắng đất. Ngọn bằng lăng tím im lìm trong mưa. Cánh hoa tím phai trên đường. Một con chim sẻ từ đâu bay đến, một mình đứng trên dây điện, rũ nước rồi vụt bay. Đường mưa phố vắng. Capuchino nóng, trắng nâu sánh đặc như giọt thời gian ngưng đọng. Không còn cảm giác thời gian trôi. Không có cảm giác đang chờ đợi. Một mình ta với ta. Mọi thứ thật nhẹ nhàng, tĩnh tại và bình yên. 
Mùa mưa là mùa của cây cỏ sinh sôi. Vì thế mà cứ vào dịp này, trở về bên mẹ là thỏa thích ăn rau củ. Nhớ những ngày mưa se lạnh, thèm lắm cái cảm giác ngồi bên nồi cơm hấp khoai vàng ruộm, húp bát canh rau ngót cua đồng, nhai rồm rộp những quả cà pháo trắng giòn. Thèm lắm cái không khí quây quần ấm áp vừa ăn vừa cùng cả nhà xem ti vi. 
Nhớ lắm đêm mưa nằm nghe một danh sách dài những giai điệu trữ tình. “Đêm nghe tiếng mưa rơi/Đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ”. Hình như, mưa giống như một chất xúc tác cho nỗi nhớ bùng lên mãnh liệt hơn. Ký ức xa xôi chập chờn hiện về. Rồi dòng kỷ niệm cứ chơi vơi tỏa lan ra mãi, để ta mải mê đuổi bắt những hình ảnh ngày xưa. Rồi như một đứa trẻ, sau khi rong chơi mỏi mệt trên miền ký ức, ta lăn vào giấc ngủ ngon lành khi nào không hay. 
Có người chẳng thích cái dầm dề của mùa mưa Tây Nguyên. Có người không ưa sự bất tiện mà mưa mang lại. Nhưng hãy thử đi xa, biết đâu cái ta chẳng ưa ấy của mùa mưa là cái mà ta da diết nhớ...
 NGUYỄN ĐỨC HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…