Mở cửa kho tàng truyện cổ Chăm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có rất nhiều di sản quý trong kho tàng văn hóa Chăm, đặc biệt là khu vực văn học dân gian. Thế nhưng lâu nay bạn đọc phổ thông nói chung và các em thiếu nhi nói riêng chưa có nhiều cơ hội được tiếp cận.

Bìa sách Truyện cổ Chăm
Bìa sách Truyện cổ Chăm



Với Truyện cổ Chăm, do nhà giáo Kinh Duy Trịnh sưu tầm, tuyển chọn và dịch, lần đầu tiên những câu chuyện ngụ ngôn, thần thoại và cổ tích của dân tộc Chăm được tập hợp, phổ biến rộng rãi đến với độc giả.

Truyện cổ Chăm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, khơi gợi thế giới khác lạ cho độc giả nhỏ tuổi. Mỗi câu chuyện hấp dẫn mang một thông điệp giản dị, sâu sắc mà cổ nhân Chăm để lại cho hậu thế. Những câu chuyện dài ngắn khác nhau, thân quen hay lạ lẫm, nhưng mỗi lần đọc, người đọc sẽ phát hiện thêm những điều kì thú mới.


 

Câu chuyện ngụ ngôn trong kho tàng truyện cổ Chăm.
Câu chuyện ngụ ngôn trong kho tàng truyện cổ Chăm.



25 câu chuyện trong Truyện cổ Chăm như 25 cánh cửa, lần lượt mở ra, đưa bạn đọc nhỏ tuổi bước vào lâu đài tráng lệ, đầy ắp những điều huyền diệu. Ở đấy, các em gặp những vị thần nhiều phép thuật, các nàng công chúa đẹp xinh. Các em còn có thể nói chuyện với muôn loài, từ muông thú đến cây cỏ.

 

Mỗi câu chuyện là một bài học về đối nhân xử thế
Mỗi câu chuyện là một bài học về đối nhân xử thế


Nhà thơ Hồ Việt Khuê, người đồng hương và bạn thân của nhà giáo Kinh Duy Trịnh cho biết: Trong thời gian dạy học, thầy giáo Kinh Duy Trịnh cùng các thành viên khác trong Ban biên soạn sách Tiếng Chăm đã cho ra đời bộ sách giáo khoa gồm 15 quyển, dùng cho giáo viên, học sinh tại các trường Tiểu học ở vùng có đồng bào Chăm sinh sống. Về hưu, thầy giáo Trịnh có nhiều thời gian hơn cho công việc tâm huyết là sưu tầm, dịch thuật các văn bản Chăm cổ. Truyện cổ Chăm dành cho thiếu nhi là một phần rất nhỏ trong số các văn bản Chăm cổ mà nhà giáo Kinh Duy Trịnh đang chuyển ngữ, nhằm gìn giữ và lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Chăm.

Thầy Kinh Duy Trịnh thì cho biết: “Những truyện cổ Chăm tôi chọn dịch mang những thông điệp rất gần gũi với trẻ em về trí thông minh, lòng dũng cảm, đức tính thật thà, tinh thần đoàn kết, ca ngợi tính cần cù siêng năng, trân trọng tình cảm gia đình, biết tránh xa lòng tham, thói nuốt lời, tính bội bạc… Với Truyện cổ Chăm, tôi hi vọng các em không chỉ nhận những bài học tốt đẹp, mà còn bước vào thế giới cổ tích lấp lánh điều kì diệu, nuôi dưỡng trái tim nhân hậu, giàu thương yêu”.


 

Sách được chăm chút từ nội dung đến hình thức thể hiện.
Sách được chăm chút từ nội dung đến hình thức thể hiện.



Lần đầu tiên được giới thiệu đến đông đảo bạn đọc, Truyện cổ Chăm được NXB Kim Đồng chăm chút kĩ lưỡng về mỹ thuật và công nghệ in ấn. Cuốn sách được in khổ lớn với những minh họa vô cùng sinh động, thể hiện sự am hiểu và tôn vinh văn hóa Chăm của họa sĩ trẻ Tôn Nữ Thị Bích Trâm.

Ấn bản Truyện cổ Chăm góp phần làm kho tàng truyện cổ các dân tộc Việt Nam thêm phong phú, đa dạng sắc màu. 

Xuân Thân (sggp)
 

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).