Ra mắt cuốn "Liên Xô-Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 10-11, tại trụ sở của Hội Lịch sử Nga ở thủ đô Moskva, giới nghiên cứu và lưu trữ lịch sử Nga đã ra mắt cuốn sách “Liên Xô và Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất” bằng tiếng Nga.

Bìa cuốn sách tư liệu lần đầu ra mắt Liên Xô và Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Bìa cuốn sách tư liệu lần đầu ra mắt Liên Xô và Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.



Ngày 10-11, tại trụ sở của Hội Lịch sử Nga ở thủ đô Moskva, giới nghiên cứu và lưu trữ lịch sử Nga đã ra mắt cuốn sách “Liên Xô và Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất” bằng tiếng Nga.

Đây là tuyển tập tư liệu đầu tiên trên thế giới do Cơ quan lưu trữ Nga soạn thảo cùng với sự hỗ trợ của Cục lưu trữ Việt Nam về những nỗ lực ngoại giao quốc tế dẫn đến Hội nghị Geneva kết thúc cuộc Kháng chiến chín năm trường kỳ của dân tộc Việt Nam vào năm 1954.

Sau đó, Hội Lịch sử Nga cũng đã khai mạc Triển lãm tư liệu lịch sử “Cách mạng tháng Mười 1917 và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Hòa bình và chiến tranh trên Bán đảo Đông Dương nửa đầu thập kỷ 1950”.


 

Triển lãm tư liệu lịch sử “Cách mạng tháng Mười 1917 và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Hòa bình và chiến tranh trên bán đảo Đông Dương nửa đầu thập kỷ 1950.
Triển lãm tư liệu lịch sử “Cách mạng tháng Mười 1917 và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Hòa bình và chiến tranh trên bán đảo Đông Dương nửa đầu thập kỷ 1950.



Phát biểu tại lễ ra mắt cuốn sách, Cục trưởng Cục văn thư và lưu trữ Nhà nước Việt Nam Đặng Thanh Tùng bày tỏ sự ghi nhận trước công trình khoa học có giá trị mà giới lưu trữ lịch sử Nga đã tiến hành về một giai đoạn, một sự kiện có vai trò bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam.

Theo ông Đặng Thanh Tùng, cuốn sách và triển lãm các tư liệu lịch sử ngày hôm nay là bằng chứng hùng hồn về sự hợp tác hiệu quả nhiều năm qua giữa hai cơ quan lưu trữ cũng như công sức của các nhà khoa học để có thể đưa đến với bạn đọc; trước hết là ở Nga, những nguồn tư liệu xác thực và quý hiếm, cung cấp thêm một tài liệu hữu ích cho các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, đóng góp vào củng cố mối quan hệ tốt đẹp truyền thống Nga-Việt Nam.

Cuốn sách dày 677 trang tập hợp các tài liệu là văn kiện, văn bản, thư từ, thông báo, ảnh, biên bản, nội dung các cuộc điện đàm... qua đó soi sáng bức tranh về phong trào quốc tế và cộng sản ủng hộ hòa bình tại Đông Dương, tình hình Việt Nam bắt đầu từ năm 1950 cho đến thắng lợi tại Hội nghị Geneva năm 1954.

Đề tài chính của cuốn sách là vấn đề hợp tác giữa các phái đoàn tham gia Hội nghị. Đáng nói là đa số các tư liệu trong cuốn sách là tư liệu được công bố lần đầu tiên, nhiều tư liệu là các bài báo lần đầu được dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Nga, hoặc từ tiếng Việt sang tiếng Nga.

Theo một trong các đồng soạn giả cuốn sách, tiến sỹ Andrey Artizov, lãnh đạo Cơ quan lưu trữ liên bang, cuốn sách nhắm đến độc giả là các nhà nghiên cứu lịch sử phương Đông, nhân viên ngoại giao, cũng như tất cả những ai quan tâm đến lịch sử quan hệ quốc tế và các nước trên Bán đảo Đông Dương.

Tiến sĩ Sử học Olga Shashkova, chuyên gia chính của Cục lưu trữ chính trị-xã hội quốc gia, người viết lời tựa cho cuốn sách cho biết, cuốn sách được bắt đầu từ năm 2015 với ý định ban đầu chỉ định nói về Hội nghị Geneva.

Song, trong quá trình làm việc với các hồ sơ lưu trữ, các nhà biên soạn Nga đã nhận thấy cần và có thể mở rộng diện thông tin ra toàn bộ cuộc kháng chiến.

Cuốn sách đã nhận được sự hợp tác hết sức đáng kể từ phía các nhà khoa học Việt Nam, ví dụ như cung cấp những thông báo, báo cáo mà Thủ tướng lúc đó Phạm Văn Đồng thực hiện trong quá trình đàm phán.

Bà Shashkova cho biết khi tiếp cận với những tư liệu đó, bà thật sự ngạc nhiên và khâm phục tính chất phân tích thậm chí mang tính chính xác toán học trong các nhận định về tình hình lúc bấy giờ của Cố Thủ tướng.

Cũng qua những phát hiện trong quá trình biên soạn cuốn sách, các nhà sử học Nga đã quyết định đưa một số tư liệu ra giới thiệu với đông đảo người quan tâm tại Triển lãm tư liệu lịch sử “Cách mạng tháng Mười 1917 và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Hòa bình và chiến tranh trên Bán đảo Đông Dương nửa đầu thập kỷ 1950”, khai mạc cùng ngày và cũng tại trụ sở Hội Lịch sử, thu hút khá đông các nhà sử học, nhà Việt Nam học và các sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử và lưu trữ tại Moskva.

Những bức ảnh của Nguyễn Ái Quốc thời còn hoạt động cho Quốc tế Cộng sản, tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương, những tấm huy chương, huy hiệu, áp phích ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến... lần đầu tiên đến với công chúng và giới học thuật lịch sử tại Nga.

Và có lẽ chúng đã đưa đến với giới trẻ những thông điệp hết sức thời sự mà ngay cả các nhà tổ chức triển lãm cũng không ngờ.

Với Dima và Irina, sinh viên chuyên ngành Lưu trữ ​Đại học Khoa học Xã hội Nga, chiến tranh Việt Nam đồng nghĩa với bom Napal gây ra cái chết đau đớn, man rợ, song Hội nghị Geneva là bằng chứng cho thấy nỗ lực đàm phán có thể tránh được những cái chết vô nghĩa ấy.

Triển lãm cũng hòa trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười ở Việt Nam. Mối liên quan giữa Cách mạng tháng Mười tại Nga và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam đã được chứng minh bằng các tài liệu xác thực và điều đó cũng là một phát hiện ngay cả đối với giới nghiên cứu khoa học Nga hiện nay.

TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Những tên tuổi mỹ thuật Đông Dương trở lại

Cùng với sự "vươn khơi" của mỹ thuật VN ra thế giới qua nhiều triển lãm quốc tế và đấu giá đình đám thì gần đây, việc tái xuất các tên tuổi hội họa xưa Trường Mỹ thuật Đông Dương tại VN cũng góp phần làm cho thị trường tranh trong nước thêm hấp dẫn, sôi động…
Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'

Là người con của quê hương Kinh Bắc, bị cuốn hút bởi những hình ảnh mộc mạc, bình dị và rất đỗi thân quen qua những bản khắc gỗ tranh Đông Hồ, khi bén duyên với hội họa, họa sĩ Tú Duyên đã mày mò tìm hiểu và sáng tạo ra kỹ thuật thủ ấn họa.
Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Cái đẹp trong thơ phái đẹp

Phái đẹp, một nửa nhân loại của chúng ta có biết bao nhiêu nhà thơ từ xưa đến nay. Khi tôi tìm kiếm những câu thơ mà tôi cho là hay để đưa vào cuốn “Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” (Nhà xuất bản giáo dục năm 2013) tôi mới biết được nhiều điều mà lâu nay tôi chưa hiểu hết.