"Ông đồ" bút lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thấy tôi chăm chú xem những bức tranh thư pháp thể hiện bằng bút lửa trên nền chất liệu gỗ được trưng bày, trang trí cho quán cà phê Gỗ Lũa (đường Đinh Tiên Hoàng, thị trấn Chư Sê), anh Vũ Tiến Tuấn-chủ quán lên tiếng giới thiệu thay lời chào: “Dạ, đó là tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thế Bính, hiện đang sống và hành nghề ở gần đây”. Tính tò mò đã đưa tôi đến cơ sở Mỹ thuật 487 Hùng Vương (thị trấn Chư Sê) tìm hiểu.

Bước chân vào gian phòng hẹp riêng dùng để tiếp khách và làm việc, ấn tượng đầu tiên giúp tôi khẳng định Nguyễn Thế Bính là người làm nghệ thuật tạo hình đa phong cách. Các bức tường treo kín tranh thư pháp chữ Việt, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn nghệ sĩ cùng với câu thơ, trích lời ca từ bài hát đã đi cùng tên tuổi họ thể hiện bằng bút lửa. Nguyễn Thế Bính có chất giọng xứ Thanh vuông nén, mái tóc phủ rợp không che được gương mặt góc cạnh ẩn hiện một sự chín trong tư duy, say trong công việc nghệ thuật và một tình yêu với cuộc đời, với đất và người nơi anh được sinh ra, lớn lên và đang sinh sống. 

 

Họa sĩ Nguyễn Thế Bính trong “gian phòng nghệ thuật” của mình.                  Ảnh: Đ.P
Họa sĩ Nguyễn Thế Bính trong “gian phòng nghệ thuật” của mình. Ảnh: Đ.P

Tốt nghiệp Trường Văn hóa Nghệ thuật Thái Nguyên từ năm 1979, Nguyễn Thế Bính rong ruổi khắp trong Nam, ngoài Bắc hành nghề đắp non bộ và đục chữ thư pháp Việt và Hán trên đá. Theo lời anh kể, có đến 72 ngôi chùa trong cả nước có tác phẩm non bộ của anh. “Hoành” nhất được kể đến là hòn non bộ ở chùa Thiên Hưng (phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định), giá trị lên đến nửa tỷ đồng. Năm 1996, anh Bính cùng gia đình định cư ở Chư Sê cho đến bây giờ: “Đam mê nghệ thuật thì luôn ắp đầy, chảy tràn trong huyết quản nhưng khi đã có tuổi, sức khỏe có chiều hướng “phản bội” mình, tôi chọn xăm trổ nghệ thuật làm kế mưu sinh đồng thời nuôi sống niềm đam mê thư pháp bút lửa”-họa sĩ Bính tâm sự.
 

Họa sĩ Nguyễn Thế Bính: “Vẽ tranh bút lửa, người nghệ sĩ không được phép dừng nghỉ ở mỗi họa tiết. Sai sót dù nhỏ sẽ làm hỏng cả tác phẩm, đồng nghĩa với việc phải vứt bỏ”.

Tác phẩm bút lửa của Nguyễn Thế Bính đậm nhất xoay quanh chủ đề Tây Nguyên đại ngàn. Ngoài lời thơ, ca từ, danh ngôn nói về Tây Nguyên thể hiện bằng thư pháp chữ Việt, làm nền cho mỗi bức tranh là chân dung văn nghệ sĩ, con người gắn bó tên tuổi, cuộc đời mình với Tây Nguyên. Ta nhận ra chân dung Bok Núp với trích đoạn ca từ bài hát ca ngợi ông: “Gương trung dũng đánh tây Pha lăng, có anh hùng là chim đầu đàn. Gương anh Núp đánh Tây giữ làng, rạng soi vinh quang người Việt Nam”. Và rất nhiều nữa, như: nhạc sĩ Nguyễn Cường, Trần Tiến, ca sĩ Siu Black…

Ấn tượng nổi bật nhất, sẽ hút mắt, đưa chân khách tham quan chính là bức tranh thư pháp bút lửa trên nền gỗ lồng mức hình hột xoài được xử lý qua lửa, diện tích lớn chép nguyên bài thơ Tre Việt Nam cùng chân dung bán thân nhà thơ Nguyễn Duy. Họa sĩ Bính tự hào: “Tôi yêu thơ Nguyễn Duy, yêu nhà thơ đồng hương Thanh Hóa. Tôi đã cố gắng thể hiện bài thơ của ông bằng xúc cảm trào dâng trong tim được tích hợp qua những lần gặp gỡ, trò chuyện để rồi rực cháy qua đầu ngọn bút”.

Nghệ thuật chân chính thì không nên đề cập quá nhiều đến thương mại, nhưng… Mỗi bức tranh thư pháp bút lửa của họa sĩ Bính được bán ra với giá từ 150 ngàn đồng đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào chất liệu gỗ, diện tích, nội dung được thể hiện cùng mức độ khó (thần thái “chữ”, bố cục và nội dung).

“Với loại hình tranh bằng bút lửa nói chung, bằng tài hoa của mình, người nghệ sĩ đã biến những tấm gỗ khô khốc thành những bức tranh đầy ý nghĩa, đẹp và bền nên được bán ra, đặt mua quanh năm. Nó góp thêm thần thái nơi trưng bày, thể hiện “cái tâm, cái tầm” của gia chủ, cho cuộc đời thêm chút sắc hương”-Nguyễn Thế Bính tâm sự.

Nguyễn Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.