“Yêu lắm Gia Lai”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là tên một video clip đang gây sốt trong cộng đồng mạng (đặc biệt là các bạn trẻ Gia Lai) trên trang You Tube và Zing Mp3 với tổng cộng trên 220.000 lượt người xem chỉ sau hơn 1 tháng xuất hiện.

Yêu lắm quê tôi… Yêu lắm nơi này… Yêu lắm những ngày trưa hè, rộn ràng tiếng ve… Dù có đi xa tôi vẫn không quên được quê nhà… Còn mãi trong tôi tình yêu dành cho Gia Lai…”-MV (music video) đậm chất rap nói trên được mở đầu bằng những lời hát gần gũi, dung dị như thế. Và rồi những cô bé học trò, bác nông dân, anh lái taxi, chị công nhân, người đi đường, người già, em nhỏ… lần lượt xuất hiện trên MV chỉ để nói 1 câu: Tôi yêu Gia Lai!

 

Trương Minh Phúc (bìa trái) cùng những bạn bè tham gia trong MV. Ảnh: P.D
Trương Minh Phúc (bìa trái) cùng những bạn bè tham gia trong MV. Ảnh: P.D

Người thực hiện MV “Yêu lắm Gia Lai” không ai khác ngoài một nhóm bạn là “công dân trẻ Gia Lai”. Đó là Trương Minh Phúc-học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Lợi, TP. Pleiku; Huỳnh Hữu Tùng-sinh viên năm 2 Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng-TP. Hồ Chí Minh và Nguyễn Đức Thuần-quay phim tự do.

Chia sẻ về lý do thực hiện MV này, Minh Phúc cho biết: “Sinh ra và lớn lên tại Gia Lai, em tự hào vì mình là một người con của Phố núi. Như bao bạn trẻ khác, em mong muốn làm được điều gì đó để nhiều người biết đến Gia Lai hơn. Em thấy nhiều tỉnh thành có bài hát về quê hương mình nên cũng muốn sáng tác một bài hát về Gia Lai, đó là bài “Yêu lắm Gia Lai”.

Phần lời hát và nhạc do em và Tùng thực hiện. Sau đó, Thuần là người đưa ra ý tưởng làm MV”. Riêng Nguyễn Đức Thuần thực ra là dân Kon Tum, nhưng như Thuần bày tỏ thì “Gia Lai hay Kon Tum đều là Phố núi Tây Nguyên, về Gia Lai cũng thân thuộc như về nhà”.

.

Đáng ngạc nhiên là tuy không rành nhạc lý nhưng nhóm bạn này đã tự thu âm, tự mix (chỉnh sửa, xử lý âm thanh) toàn bộ. Có sẵn máy ảnh Canon EOS 5D Mark II, cả nhóm thuê thêm chân máy, thẻ nhớ, ống kính… để tạo nên những thước phim khá bài bản trong MV. Từ hơn 30 phút quay, clip được cắt lại còn gần 6 phút, ghi lại những góc phố quen thuộc như ngã tư Phù Đổng, ngã ba Diệp Kính, Biển Hồ nước, Biển Hồ chè, hàng thông trăm tuổi, đồi thông, làng Ốp, Quảng trường Đại Đoàn kết, sân vận động…, những hình ảnh thân thương với bất kỳ người dân phố núi nào.

Đức Thuần cho biết, cả nhóm thực hiện MV chỉ trong 2 ngày vì càng kéo dài thời gian sẽ càng tốn kém, trong khi số tiền đầu tư cho MV hòm hòm đã lên tới 6 triệu đồng. Cũng may là nhóm bạn xin được “tài trợ” của một số quán cà phê, trà chanh tại Pleiku và đặc biệt là sự góp sức từ phía gia đình. Ngoài ra, thời tiết cũng ủng hộ cả nhóm, vì dù đang là mùa mưa Tây Nguyên nhưng trong 2 ngày quay thì trời lại rất đẹp, rất trong.

Với “Yêu lắm Gia Lai”, bên cạnh phần hình ảnh được chọn và dựng khá kỹ, rapper (người đọc rap) sẽ đưa người xem đến với Gia Lai cùng những đặc trưng: “Và cũng có rất nhiều cảnh đẹp để cho bạn khám phá, có đồng xanh tươi mát, cả nơi suối nguồn để nghỉ ngơi… Nếu mà bạn không thích thì quay về với lễ hội cồng chiêng, đâm trâu… bấy nhiêu đó là đủ rồi…” hoặc “Trong tim tôi luôn cháy mãi một màu nắng mỗi chiều về. Tà áo dài mãi tung bay cùng với bao kỷ niệm của tuổi thơ… Vậy còn chờ điều gì nữa, hãy đến đây các bạn ơi,  Pleiku luôn chào đón các bạn khắp ở muôn nơi…”.

Chất trẻ trung, sôi nổi cũng là một điểm mạnh của MV này với lời giới thiệu rất teen của rapper: “Pleiku đẹp nhất về đêm… lung linh ánh đèn khắp phố… Muốn ngắm cảnh hay đi tham quan có đồi thông và Biển Hồ. Còn rất nhiều chưa kể hết đặc sản có cả phở 2 tô. Cứ 7 giờ tối lượn đường Hùng Vương ngắm các cô gái Gia Lai đi dạo phố… Ta sẽ vòng qua Quảng trường nơi đông đúc của Gia Lai…

Cà phê cóc với bánh tráng trộn cứ một hàng dọc mà trải dài… Quê hương tôi đó tuy không to nhưng chẳng nhỏ. Cuộc sống người dân ấm no hạnh phúc với tôi là một mơ ước…”. Chính vì vậy, chỉ sau hơn 1 tháng đưa lên trang chia sẻ video clip trực tuyến You Tube (http://www.youtube.com/watch?v=6y4vIpBYZMU), MV đã thu hút trên 56.000 lượt người xem, và khi trang Zing Mp3 tải lại (http://mp3.zing.vn/video-clip/Yeu-Lam-Gia-Lai-Nhieu-Ca-Sĩ/ZW67ZOA7.html) đã thu hút hơn 165.000 lượt người xem. Rất nhiều comment (bình luận) đã bày tỏ sự ủng hộ đối với MV như: “Tôi yêu Gia Lai!”, “Tôi là dân Gia Lai…

Với tôi video rất có ý nghĩa”; “Hay đấy các bạn. Ý tưởng thì rất nhiều người nghĩ nhưng mà thực hiện là các bạn đầu tiên”; “Xem video thấy nao nao nhớ nhà quá... Hay, nếu lần đầu làm như vậy là thành công lắm rồi! Thanks các bạn nhiều vì đưa hình ảnh Gia Lai đến với mọi người”…. Cũng có ý kiến góp ý chân thành như: “Khách quan thì cả về phần hình ảnh và nội dung mình thấy chưa được lắm (có lẽ mình hơi khắt khe vì mình cũng làm về lĩnh vực này), nhưng mà lần đầu các bạn làm như vậy là cũng ok rồi (không out, hình ảnh rõ ràng, dựng được). Like và đợi clip sau của các bạn”.

Tuy nhiên, như bộc bạch của Phúc thì: “Đây là MV đầu tay của em, hơn nữa bọn em cũng không phải là dân chuyên nghiệp nên chắc chắn sự thiếu sót sẽ có không ít thì nhiều, nên những lời bình luận, góp ý, chê bai em đều tiếp thu để sau này những MV mà bọn em làm sẽ hoàn thiện hơn”. Dù vậy, có một điều mà ai cũng phải ghi nhận khi xem MV này, đó là tình yêu quê hương của những bạn trẻ, mà nói như Phúc trong đoạn rap là: “Tình cảm nhỏ bé dành cho quê hương tôi luôn bùng cháy như ngọn lửa…”.

Phương Duyên

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.