Trưng bày chuyên đề "Khoảng lặng": Gợi nhớ ký ức 12 ngày đêm khói lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 9-12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò ra mắt Trưng bày chuyên đề “Khoảng lặng”, thiết thực kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022); 50 năm trao trả phi công Mỹ bị bắt giam tại các trại giam miền Bắc (1973-2023). 

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Trưng bày được thể hiện qua hai nội dung: "Những ngày đỏ lửa" và "Sau bức tường đá". Trong đó, "Những ngày đỏ lửa" kể về sự tàn khốc của cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không” khi Hà Nội, Hải Phòng phải hứng chịu những trận bom rải thảm của máy bay B52. Với niềm tin chiến thắng, quân dân ta đã quả cảm chiến đấu, góp phần quyết định làm nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không” của thế kỷ XX.

Đại biểu tham quan không gian trưng bày. Ảnh: Huyền Yến/Báo Quân đội nhân dân
Đại biểu tham quan không gian trưng bày. Ảnh: Huyền Yến/Báo Quân đội nhân dân

Nội dung "Sau bức tường đá", phi công Mỹ có thời gian lắng lại để hiểu về cuộc chiến mà mình tham gia và cảm nhận về cuộc sống, con người Việt Nam. Từng lá thư gửi về gia đình, từng nét bút trong các bức tranh đều thể hiện chân thực cuộc sống của phi công Mỹ trong Trại giam Hoả Lò.

Cựu chiến binh Robert Chenoweth chia sẻ: “Trước ngày trao trả, Chính phủ Việt Nam chuẩn bị một số quà lưu niệm như điếu cày, tranh phong cảnh Hà Nội, quạt nan, nón, dép cao su… để tặng chúng tôi. Riêng tôi, mong muốn được nhận Lá cờ của Việt Nam, vì với tôi Lá cờ là biểu tượng đặc biệt của dân tộc các bạn. Lá cờ giúp tôi nhớ về cuộc đấu tranh trường kỳ, bảo vệ độc lập của những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất. Chính các bạn đã cho tôi thấy cái nhìn khác về cuộc chiến ở Việt Nam, để tôi biết đâu là lẽ phải”.

Tại lễ khai mạc, công chúng Thủ đô và du khách cũng được thưởng thức hoạt cảnh tái hiện công tác chuẩn bị khẩn trương của nhân dân miền Bắc khi đi sơ tán, cùng sự thích ứng khi vừa sản xuất, vừa chiến đấu trong hoàn cảnh chiến tranh; gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, khách mời là các cựu tù chính trị từng bị bắt giam trong các nhà tù thực dân, đế quốc; các cựu cán bộ làm công tác quản giáo, chăm sóc phi công Mỹ tại Trại giam Hỏa Lò…

Trưng bày tái hiện hình ảnh người dân Thủ đô khẩn trương sơ tán, chuẩn bị cho cuộc chiến. Ảnh: Báo Hà Nội Mới
Trưng bày tái hiện hình ảnh người dân Thủ đô khẩn trương sơ tán, chuẩn bị cho cuộc chiến. Ảnh: Báo Hà Nội Mới

Báo Hà Nội mới đưa tin: Để làm nổi bật từng phần nội dung, trưng bày giới thiệu nhiều hiện vật giá trị, như: Huy hiệu Bác Hồ mà phi công Nguyễn Văn Cốc được trao tặng khi bắn rơi máy bay Mỹ năm 1967; máy đo huyết áp, ống nghe của Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai sử dụng để khám bệnh cho người dân sau những trận ném bom của máy bay Mỹ tại Hà Nội, năm 1972; thư của Trung tá Hải quân Walter Eugene Wilber viết gửi con trai trong thời gian ở Trại giam Fafilm đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) nhân dịp Giáng sinh, năm 1970...

Bên cạnh đó, trưng bày cũng đã tái hiện nhiều hình ảnh nổi bật của giai đoạn lịch sử những năm 1964-1973 tại miền Bắc Việt Nam, với hệ thống đường giao thông hào, chiếc kẻng làm từ vỏ bom, hố tránh bom cá nhân, mũ bện rơm…

Trưng bày đưa công chúng Thủ đô và du khách đến với khoảng lặng sau các trận bom rải thảm, sau các trận đánh khốc liệt và những mất mát, hy sinh mà mỗi chiến sĩ, người dân đã trải qua trong 12 ngày đêm khói lửa cuối năm 1972. Người xem cũng cảm nhận được khoảng lặng sau bức tường đá “Hilton-Hà Nội”, nơi phi công Mỹ suy nghĩ về cuộc chiến mà mình tham gia và cảm nhận về cuộc sống, con người Việt Nam; khoảng lặng sau 50 năm, những cựu binh Mỹ quay trở lại thăm chiến trường xưa, thăm “Hilton-Hà Nội”-Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin.

QUANG VĂN (tổng hợp) 

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.