XK cà phê tăng về lượng và kim ngạch, giá giảm so với cùng kỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 5/2018 đạt 149.773 tấn, trị giá 294,1 triệu USD, giảm 3,8% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với tháng 4/2018, nhưng tăng 22,6% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với tháng 5-2017.
 

 

Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt 877.804 tấn, trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 23,8% về lượng và tăng 5,7% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2017.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê tháng 5/2018 đạt 1.964 USD/tấn, tăng 2,7% so với tháng 4/2018, nhưng giảm 12,5 % so với tháng 5/2017. Tính trung bình 5 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu đạt mức 1.932,5 USD/tấn, giảm 14,6% so với 5 tháng đầu năm 2017.

Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, đạt 114.545 tấn, tương đương 208,72 triệu USD, chiếm trên 13% trong tổng lượng và chiếm 12,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, giảm 7,8% về lượng và giảm 22,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cà phê xuất sang Đức cũng giảm 16%, đạt 1.822 USD/tấn.

Thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ cà phê Việt Nam là Mỹ, chiếm trên 10,2% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 89.764 tấn, trị giá 174,35 triệu USD giảm 14% về lượng và giảm 26,7% về giá trị so với cùng kỳ.

Italia vươn lên là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 3 của Việt Nam, đạt 63.701 tấn, trị giá 118,61 triệu USD, tăng 2,4% về lượng nhưng giảm 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 7,3% trong tổng lượng và chiếm 7% trong tổng kim ngạch.

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái thì thấy hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch; trong đó, xuất khẩu sang thị trường Indonesia tăng mạnh nhất tăng 997% về lượng và tăng 771% về trị giá, đạt 52.408 tấn, trị giá 101,57 triệu USD. Bên cạnh đó là một số thị trường cũng tăng cao như: Nam Phi tăng 275,7% về lượng và tăng 219,9% về trị giá, đạt 4.884 tấn, trị giá 8,88 triệu USD; Hy Lạp tăng 157,7% về lượng và tăng 114,4% về trị giá, đạt 5.401 tấn, trị giá 9,97 triệu USD; Nga tăng 108,8% về lượng và tăng 76,8% về trị giá, đạt 39.807 tấn, trị giá 84,26 triệu USD; Đan Mạch tăng 98,8% về lượng và tăng 72% về trị giá, đạt 1.171 tấn, trị giá 2,21 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu cà phê sang thị trường Singapore sụt giảm mạnh nhất, giảm 52,4% về lượng và giảm 59,3% về kim ngạch, đạt 562 tấn, tương đương 1,64 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu sang Mỹ, Bỉ, Đức và Canada cũng giảm mạnh về kim ngạch, với mức giảm tương ứng 26,7%, 25,2%, 22,6% và 20,6% so với cùng kỳ.

Theo vinanet

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.