Tiêu Tết thời COVID: Đừng tự gây áp lực cho mình bằng cách "đua đòi"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với nhiều bạn trẻ, tiêu Tết thời COVID dù ít hay nhiều thì vẫn đủ đầy bởi được sum vầy bên gia đình. Vì vậy, giới trẻ không nên tự gây áp lực cho mình mà cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập cá nhân.

25 triệu đồng dùng đủ cho 2-3 cái Tết

Thay điện thoại mới giá 20 triệu đồng là điều mà Lê Duy Hiếu (23 tuổi, Thanh Hóa) dự định thực hiện vào dịp cuối năm, sau khi nhận tiền thưởng Tết từ công ty. Thế nhưng cận kề Tết Nguyên đán, chàng trai công tác trong lĩnh vực công nghệ phải hủy bỏ kế hoạch mua sắm cho riêng mình. Quà biếu gia đình, lì xì bố mẹ và em gái là dự định chi tiêu của anh chàng trong dịp Tết năm nay.

“Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập của tôi bị sụt giảm, khoản thưởng Tết cũng không quá cao nên tôi chấp nhận cắt giảm chi tiêu cá nhân để dành tiền biếu bố mẹ, lì xì lấy may cho em út" - Duy Hiếu nói.

 

 Duy Hiếu dành phần nhiều tiền thưởng Tết để biếu bố mẹ. Ảnh: NVCC
Duy Hiếu dành phần nhiều tiền thưởng Tết để biếu bố mẹ. Ảnh: NVCC


Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền mình có dành cho việc chi tiêu cá nhân như mua sắm quần áo, đồ công nghệ, Duy Hiếu dự định năm nay chỉ để ra 10 triệu đồng để tiêu Tết. Kế hoạch của anh chàng là sử dụng 5 triệu đồng biếu bố mẹ sắm sửa đồ dùng trong Tết, 2 triệu đồng lì xì bố mẹ, 1,5 triệu đồng mua sắm quần áo, số tiền còn lại để lì xì lấy may cho em út.

"Năm nay dịch bệnh nên mình hạn chế đi chơi và dành thời gian cho gia đình. Thấy các bạn bỏ ra 25 - 30 triệu để tiêu Tết còn sợ thiếu mình thấy khá bất ngờ. Số tiền đó phải dùng đủ cho 2-3 cái Tết" - Duy Hiếu nói.

3 triệu là đủ

Quyết định "nhảy việc" trong những tháng giáp Tết, Lê Thị Thúy (22 tuổi, Hưng Yên) chỉ nhận được lương thử việc trong thời gian qua, đủ trả tiền nhà và tiền sinh hoạt phí. Vì vậy, khoản tiền thưởng Tết "động viên" cuối năm và số tiền Thúy dành dụm sẽ dành để biếu bố mẹ. Theo kế hoạch, bạn trẻ mới ra trường chỉ tiêu hết 3 triệu đồng.

"2 triệu đồng biếu bố mẹ, 500.000 đồng lì xì mấy đứa nhỏ đến nhà, dịch bệnh mình không đi đâu, quần áo thì mua sắm cả năm rồi nên không cần mua mới. Thêm 500.000 đồng tiền mua đồ dùng nữa là đủ Tết" - Thúy nói.

 

Dịp Tết Nguyên đán 2022, Thúy dành nhiều thời gian bên gia đình. Ảnh: NVCC
Dịp Tết Nguyên đán 2022, Thúy dành nhiều thời gian bên gia đình. Ảnh: NVCC


Với Thúy, Tết là về với gia đình với bố mẹ. Cả năm có nhiều kỳ nghỉ khác, có cả nghỉ phép nên sẽ đi du lịch vào dịp đó, Tết nên ở cùng bố mẹ. Hơn nữa, dù tiêu nhiều tiền hay ít tiền thì với Thúy, Tết vẫn luôn đủ đầy.

"Thiếu vài cái bánh chưng nhưng được cùng cả nhà gói bánh chưng thì vẫn đủ. Thiếu cân giò lụa thì bố tự gói giò xào. Năm nào bố mẹ cũng tự nuôi gà ăn Tết. Đi học, đi làm xa nhà lâu ngày, Tết không còn là quần áo mới, không còn là pháo hoa, không còn là bánh chưng nữa. Tết đủ là khi có cả gia đình cùng nhau làm mọi thứ.

Vì vậy, hãy tiêu tiền sao cho cân bằng với số tiền mình có và đảm bảo cho cả sau Tết còn tiền để sinh hoạt" - Thúy chia sẻ.

Đừng tự gây áp lực cho mình

Công tác trong lĩnh vực truyền thông, Nguyễn Thị Ngọc Anh (22 tuổi, Thái Bình) cảm thấy việc chi tiêu của các bạn trẻ trong vài ngày Tết lên đến 25 triệu đồng là quá nhiều.

Theo Ngọc Anh, hiện nay, cuộc sống ngày thường khá đầy đủ về mặt vất chật, không giống trước đây, chỉ ngày Tết mới có mâm cao cỗ đầy, gạo thịt, áo mới. Vì vậy, không cần thiết phải sắm sửa quá nhiều gây thừa thãi, lãng phí.

"Đồng ý có thể mức chi tiêu cho ngày Tết cao điểm hơn so với ngày thường. Nhưng cần có kế hoạch cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập của bản thân" - Ngọc Anh nói.


 

Thay vì đi du lịch như các năm trước, Ngọc Anh dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Ảnh: : NVCC (chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19).
Thay vì đi du lịch như các năm trước, Ngọc Anh dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Ảnh: NVCC (chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19).


Với bạn trẻ 22 tuổi, Tết là khoảng thời gian để tận hưởng, để thư giãn. Có người lấy việc dành thời gian ở bên người thân là tận hưởng, có người lại thấy đi tiêu tiền mới là tận hưởng. Tuy nhiên, cần chi tiêu hợp lý để tránh trở thành "con nợ".

Vạch kế hoạch chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán, Ngọc Anh lấy ví dụ số tiền lương cộng thưởng tháng này là 100%, 50% mang tiền về cho ba mẹ, 10% mua sắm cho bản thân, 10% tiêu vặt trong Tết (mua quà, lì xì cho cháu chắt, đi chơi bạn bè), 5% biếu ông bà và 25% còn lại là khoản dự phòng đề phòng phát sinh trong cũng như sau Tết.

 

https://laodong.vn/gia-dinh-hon-nhan/tieu-tet-thoi-covid-dung-tu-gay-ap-luc-cho-minh-bang-cach-dua-doi-996393.ldo

Theo Thiều Trang (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

Vợ chồng nghèo cưu mang cháu bé bị bỏ rơi

(GLO)- Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng vợ chồng anh Rơ Lan Ky (SN 1991), chị Kpuih Krak (SN 1994, ở làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn mở rộng vòng tay cưu mang bé gái bị bỏ rơi. Đã hơn 3 năm trôi qua, họ vẫn chăm bẵm nuôi nấng cháu bé như con mình.