Còn bất cập trong thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính sách miễn thu thủy lợi phí đã có hiệu lực từ hơn 3 năm nay giúp nông dân giảm được một khoảng chi phí đáng kể trong sản xuất. Mặc dù vậy, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, chính sách miễn thu thủy lợi phí hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.

Nghị định số 115/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách miễn thu thủy lợi phí không chỉ giúp đơn vị quản lý khai thác có nguồn thu ổn định để phục vụ nhu cầu sản xuất tưới tiêu cho người dân tốt hơn mà còn mang lại niềm vui lớn cho người nông dân khi đã giảm được một phần gánh nặng trong chi phí sản xuất hàng năm.

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Với chính sách miễn thu thủy lợi phí và Nhà nước cấp bù, hàng năm Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi được cấp bù một khoản kinh phí nhất định. Năm 2013 được cấp bù trên 26 tỷ đồng và năm 2014 khoảng 27 tỷ đồng. Theo Công ty này, từ khi thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, diện tích cây trồng nằm trong vùng có công trình thủy lợi không ngừng mở rộng. Trước đây, diện tích sản xuất nằm trong vùng hưởng lợi khoảng 25.000 ha cây trồng/năm, đến nay con số này đã tăng lên gần 27.000 ha. Kết quả này là nhờ một số công trình thủy lợi mới được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng cách đây chưa lâu như Ia Ring (huyện Chư Sê), Ia Mláh (huyện Krông Pa), Plei Pai-Ia Lốp (huyện Chư Prông)…

Thuận lợi lớn nhất từ khi có chính sách này là các đơn vị thủy nông không còn phải đi thu tiền từng hộ gia đình như trước đây. Thay vào đó Nhà nước đã trả thay cho người nông dân. Bên cạnh đó, lực lượng thu tiền thủy lợi phí cũng đã cắt giảm đáng kể. Đặc biệt, giảm được tình trạng nợ thủy lợi phí dây dưa từ vụ này kéo sang vụ kia.

Chính sách miễn thu thủy lợi phí theo Nghị định 115 đã mang lại niềm tin lớn cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên theo nội dung của Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10-9-2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi có hiệu lực từ ngày 1-1-2013 xuất hiện một số bất cập. Một trong những bất cập lớn nhất của Nghị định 67/2012/NĐ-CP là việc đo đếm khối lượng nước sử dụng để tưới các loại cây công nghiệp. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, định suất cho việc tưới 1 ha cà phê là 2.000 m3-2.800 m3 nước/ha/vụ. Tuy nhiên hiện nay đơn vị quản lý, khai thác nguồn nước không thể đo đếm được. Bên cạnh đó, cùng một Nghị định 67/2012/NĐ-CP nhưng lại vận dụng rất khác nhau về mức tính các loại cây công nghiệp ở các địa phương trong cả nước. Đặc biệt, cây lúa nước trên địa bàn tỉnh chỉ được tính 1 vụ sản xuất/ năm, trong khi các tỉnh khác từ 2 đến 3 vụ/năm.

Ông Lê Viết Đại-Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh cho biết: “Thực hiện Nghị định 67/2012/NĐ-CP về miễn thu thủy lợi phí như hiện nay, đơn vị gặp nhiều vướng mắc. Trong đó, vướng mắc nhất hiện nay là việc đo đếm khối lượng nước vì chi phí lắp ráp đồng hồ quá lớn. Nếu lắp ráp thì chi phí xăng dầu, điện sẽ tăng cao dẫn đến sự không đồng tình của người sử dụng nước. Trước những bất cập này, Công ty đã vận dụng mức kho đo đếm khác bằng cách tính 1 ha lượng nước tưới cà phê bằng 80% lượng nước tưới của 1 vụ lúa. Chính vì những bất cập này đã làm doanh thu của Công ty giảm 5 tỷ đồng/năm so với những năm trước”.

Gia Lai là tỉnh có thế mạnh phát triển nông-lâm nghiệp nhất là các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu và cao su… Đây là những loại cây cần nhiều nước tưới. Do vậy, những bất cập trong việc thực hiện Nghị định 67/2012/ NĐ-CP cần được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.