Kbang chú trọng tạo việc làm cho lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn luôn được huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) quan tâm đúng mức. Qua đó, nhiều lao động nông thôn có việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội của địa phương.
“Sống khỏe” sau khi học nghề
Sau khi tham gia khóa học nghề sửa chữa điện gia dụng, đầu năm 2020, anh Đinh Dũng (thôn 4, xã Kông Pla) đã cải tạo khuôn viên trước nhà mở tiệm sửa chữa đồ gia dụng cho người dân trong xã. Công việc này mang lại cho anh Dũng nguồn thu nhập 3-3,5 triệu đồng/tháng.
Anh Dũng cho hay: “Từ khi có thêm thu nhập từ nghề sửa chữa điện gia dụng, việc chi tiêu, đầu tư mua phân bón, giống cây trồng, vật nuôi của gia đình tôi thuận lợi hơn”.
Anh Đinh Dũng, thôn 4, xã Kông Pla, huyện Kbang mở tiệm sửa đồ gia dùng tại nhà mang lại thu nhập từ 3 đến 3,5 triệu đồng tháng. Ảnh Ngọc Minh
Anh Đinh Dũng (thôn 4, xã Kông Pla, huyện Kbang) mở tiệm sửa đồ gia dùng tại nhà mang lại thu nhập từ 3 đến 3,5 triệu đồng tháng. Ảnh: Ngọc Minh
Tương tự, anh Đinh Văn Boi (làng Mơ Hven-Ôr, xã Kông Lơng Khơng) đang “sống khỏe” với nghề thầu xây dựng. Anh Boi chia sẻ: “Ruộng rẫy ít, tôi phải đi làm thuê làm mướn khắp nơi nhưng vẫn không đủ trang trải sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Năm 2017, được UBND xã giới thiệu, tôi đã tham gia lớp học nghề thợ nề do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức. Được các thầy tận tình hướng dẫn, sau 2 tháng học nghề, tôi đã thành thạo công việc xây dựng.
Ban đầu, tôi nhận thầu sửa chữa, xây dựng nhà ở cấp 4 cho bà con trong làng, sau đó nhận làm đường giao thông nông thôn cho xã. Nhờ chịu khó học hỏi và làm ăn uy tín, tôi thường xuyên được các cơ quan, đơn vị và người dân trong vùng đặt hàng xây dựng, sửa chữa công trình. Công việc này mang lại thu nhập cho tôi hơn 100 triệu đồng/năm và tạo việc làm thường xuyên cho 3-5 lao động địa phương”.
Còn ông Đinh Drăp (làng Sinh, xã Krong) thì tâm sự: “Nhờ UBND xã, huyện kết nối với công ty xuất khẩu lao động mà đầu năm 2020, con gái tôi là Đinh Thị Ngoenh được đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út. Công việc của nó là phụ giúp việc nhà, lương 9 triệu đồng/tháng. Từ đó đến nay, nó đã gửi về cho tôi gần 100 triệu đồng. Tôi dùng số tiền này đầu tư sản xuất và xây ngôi nhà mới kiên cố”.
Ông Đinh Ble-Phó Chủ tịch UBND xã Krong-cho biết: “Hiện nay, xã có 50 thanh niên đang làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và 6 người đi xuất khẩu lao động. Phần lớn lao động kiếm được việc làm thông qua các phiên tư vấn, giới thiệu việc làm. Để giúp người dân được học nghề và tiếp cận thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu lao động, UBND xã thường xuyên phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện, các đơn vị, doanh nghiệp có uy tín tổ chức đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm”. 
Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Năm 2020, huyện Kbang đã giải quyết việc làm cho 660 lao động; mở 14 lớp đào tạo nghề cho 365 lao động nông thôn, đạt 110% kế hoạch. Ngoài ra, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức 1 đợt tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 100 đoàn viên, thanh niên. Kết thúc buổi tư vấn, Ban tổ chức tiếp nhận hơn 60 hồ sơ của người lao động.
Nhiều lao động ở huyện Kbang được đào tạo nghề đã có việc làm và thu nhập ổn định. Ảnh: Ngọc Minh
Nhiều lao động ở huyện Kbang được đào tạo nghề đã có việc làm và thu nhập ổn định. Ảnh: Ngọc Minh
Theo ông Bùi Tiến Phương-Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Kbang, những năm qua, song song với công tác giáo dục thường xuyên, Trung tâm luôn chú trọng đến việc phối hợp với các địa phương, các cơ sở trong tỉnh mở các lớp đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn. Hàng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch mở hơn 10 lớp đào tạo các nghề cho hàng trăm học viên ở các xã, thị trấn, trong đó, tập trung đào tạo nghề thợ nề, trồng trọt, chăn nuôi, thú y…
Ngoài ra, Trung tâm phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh tuyển sinh, mở các lớp trung cấp nghề kết hợp dạy văn hóa, tạo điều kiện người dân sau khi tốt nghiệp khóa học vừa đạt chuẩn về trình độ văn hóa, vừa có nghề nghiệp để chủ động tìm kiếm việc làm cho bản thân.
Trao đổi với P.V, ông Lê Duy Kiên-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Kbang-thông tin: “Thời gian tới, Phòng tăng cường phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp đào tạo nghề, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, đặc biệt, chú trọng hỗ trợ lao động sau đào tạo tìm được việc làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, Phòng phối hợp với các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động người dân vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ; đồng thời, phối hợp với các công ty, đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động triển khai tuyển dụng lao động ở các địa phương tham gia xuất khẩu lao động nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.