Ruộng đồng chờ... kênh mương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công trình thủy lợi Ia Mláh được thiết kế với năng lực tưới 5.150  ha cây trồng các loại trên địa bàn 6 xã, thị trấn  huyện Krông Pa,  tổng lưu lượng nước 2 triệu m3/giây.

Trong đó, diện tích tưới tự chảy là 3.862 ha, tưới tạo nguồn 1.288 ha. Ngoài ra, công trình còn cấp nước sinh hoạt cho 36.000 dân trên địa bàn huyện. Đến nay, đã hoàn thành hệ thống kênh mương chính nhưng ruộng đồng khô cằn vẫn đang nằm chờ... nước.

 

Hệ thống kênh chính thủy lợi Ia Mláh đầu tư hoàn chỉnh còn kênh nội đồng thiếu vốn.                                                                                                                                        Ảnh: A.K
Hệ thống kênh chính thủy lợi Ia Mláh đầu tư hoàn chỉnh còn kênh nội đồng thiếu vốn. Ảnh: Anh Khoa

Toàn huyện có 1.850 ha cây trồng hưởng lợi từ nguồn nước của công trình, trong đó có 311 ha lúa nước. Tuy nhiên thực tế công trình thủy lợi này chưa phát huy hết hiệu quả năng lực tưới thiết kế. Nguyên nhân do hệ thống kênh mương chính của công trình đã hoàn thành bàn giao cho Công ty TNHH Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh quản lý khai thác còn hệ thống kênh mương nội đồng chưa xây dựng hoàn chỉnh để dẫn nước đến cánh đồng. Đồng ruộng chưa được khai hoang nên phần diện tích đã đưa vào canh tác là do nông dân tự khai hoang nhỏ lẻ rất khó đưa cơ giới vào sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Yên- cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng cơ bản chuyên ngành thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hệ thống kênh mương chính của công trình do Ban quản lý Thủy lợi 8 (Bộ Nông nghiệp và PTNT) làm chủ đầu tư; còn hệ thống kênh mương phục vụ tưới cho cánh đồng có diện tích dưới 150 ha do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư; diện tích dưới 20 ha do UBND huyện Krông Pa làm chủ đầu tư và khai hoang đồng ruộng.

Thời gian hoàn thành các hạng mục kênh mương do Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Krông Pa làm chủ đầu tư vào cuối năm 2012; tổng vốn đầu tư tại thời điểm phê duyệt năm 2009 là 155 tỷ đồng, trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT 86 tỷ đồng (tính theo giá nhân công, vật tư xây dựng hiện nay là 108 tỷ đồng), UBND huyện Krông Pa 69 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, phần đầu tư xây dựng kênh mương nội đồng thủy lợi Ia Mláh do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư mới thực hiện được 37/76 km, bằng 45% kế hoạch của dự án. Còn đối với huyện Krông Pa chỉ hoàn thành 4/6 gói đền bù giải phóng mặt bằng, việc xây dựng kênh mương phục vụ tưới cho diện tích dưới 20 ha gắn với khai hoang đồng ruộng hầu như không triển khai được nên đến nay công trình chỉ tưới khoảng 1/3 diện tích cây trồng so với con số 5.150 ha đề ra.

Cũng theo ông Yên, việc công trình thủy lợi Ia Mláh không phát huy hết hiệu quả xuất phát từ thực tế vốn triển khai thi công kênh mương nội đồng và khai hoang đồng ruộng bố trí cho Sở Nông nghiệp và PTNT và huyện Krông Pa quá ít so với tổng vốn được phê duyệt.

Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, tổng vốn bố trí cho Sở Nông nghiệp và PTNT là 50/108 tỷ đồng; huyện Krông Pa hơn 13/69 tỷ đồng và được chủ đầu tư sử dụng xây dựng các hạng mục đã hết nhưng không được cấp tiếp. Lý do, vốn đầu tư trên được trích từ nguồn vốn trung hạn trái phiếu Chính phủ; song đến nay nguồn vốn này đã hết nên từ thời điểm này đến hết năm 2015 không có vốn đầu tư hệ thống kênh mương và xây dựng các cánh đồng.

Để giải quyết vấn đề hệ thống kênh mương nội đồng của thủy lợi Ia Mláh một cách hoàn chỉnh, sớm đưa nước đến đồng ruộng cho nhân dân sản xuất, Sở Nông nghiệp và PTNT; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị Chính phủ kêu gọi nguồn vốn ODA để đầu tư.

Nguồn vốn này được phê duyệt danh mục đầu tư tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất các tỉnh Tây Nguyên nhưng thời gian đầu tư sau năm 2015 nên hiện tại đối với thủy lợi Ia Mláh ruộng đồng vẫn đang chờ kênh mương. Thiếu nước sản xuất nông dân đành bỏ hoang đồng ruộng, sản xuất chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên mất mùa là điều không thể tránh khỏi!

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

Siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có nhiều diện tích rừng và đất rừng giáp ranh với các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum). Những năm qua, khu vực rừng giáp ranh luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại. Vì vậy, huyện luôn chủ trương siết chặt quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh.
Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

Gia Lai chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng  cuối  năm 2024. Báo cáo tại hội nghị cho biết từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi 5.458 ha cây trồng kém hiệu quả.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).
Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

Hỗ trợ nông dân canh tác lúa chất lượng cao

(GLO)- Để giúp người dân từng bước thay thế các giống lúa đã bị thoái hóa, từ năm 2022 đến nay, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã dành hơn 5 tỷ đồng triển khai cánh đồng lúa một giống chất lượng cao với diện tích 1.400 ha/4.532 hộ tham gia.