Chuyển đổi cây trồng mang tính bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Để giúp cho người dân phát triển kinh tế bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất, góp phần xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu… Đặc biệt, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, thị xã An Khê không ngừng chuyển đổi các loại cây trồng trên địa bàn.

Theo kế hoạch, vụ mùa 2013 toàn thị xã trồng 5.210 ha cây trồng các loại. Trong đó, diện tích cây mía 2.325 ha, chiếm hơn 1/3 tổng diện tích cây trồng; cây lương thực có hạt 1.000 ha, cây rau, đậu các loại 1.025 ha... Trong khi đó diện tích cây bắp chỉ có 114 ha, cây mì 858 ha. Tính đến thời điểm này thị xã đã gieo trồng hơn 2.604 ha cây trồng các loại (2.362 ha mía lưu gốc) các loại cây trồng khác hiện bà con mới bắt đầu xuống giống.

 

Nông dân sản xuất vụ mùa. Ảnh: L.N
Nông dân sản xuất vụ mùa. Ảnh: L.N

Trong cơ cấu cây trồng của thị xã An Khê, mía là cây trồng chủ lực, vì thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, chịu hạn tốt, có giá trị kinh tế cao và ổn định... Hiện cây mía trên địa bàn chiếm 37,3% tổng diện tích gieo trồng. Để phát triển kinh tế ổn định, hạn chế ảnh hưởng thời tiết thất thường như hạn hán có thể xảy ra thì cây mía là lựa chọn hàng đầu.

Do đó, thị xã đang hướng đến mục tiêu sẽ quy hoạch vùng chuyên canh cây mía ở các xã, phường như: Thành An, Tú An, Xuân An, An Phước và An Bình. Đồng thời, để nâng cao năng suất mía, thị xã tập trung chuyển đổi giống năng suất thấp sang giống chất lượng cao như K88-92, K95-84, LK92-11…

Cùng với cây mía, các cây trồng khác cũng sẽ được chuyển đổi. Theo đó tập trung phát triển cây lúa nước 2 vụ ở các xã: Cửu An, Song An, Thành An, Tú An và phường An Phước là những nơi có công trình thủy lợi đảm bảo; khai hoang thêm diện tích đất trong vùng tưới các trạm bơm An Phước, Thành An, Tú An…

Trên cây bắp sẽ tập trung phát triển ở những vùng đất phù sa ven sông, suối hoặc những vùng đất trồng luân canh sau khi đã trồng 3 vụ mía, 1-2 vụ mì. Tận dụng những vùng đất đồi núi trọc, những vùng đất bạc màu phát triển diện tích mì gắn với quy hoạch vùng chuyên canh cây mì ở các xã: Song An, Cửu An, Xuân An, Tú An, phường Ngô Mây, An Phước. Bên cạnh đó, tiếp tục nhân rộng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao trên địa bàn thị xã; đồng thời, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoa theo hướng hàng hóa, phong phú về chủng loại cung cấp cho thị trường như: cúc đại đóa, đồng tiền, li li, hồng, cẩm chướng…  

Ngoài ra, với các mô hình trồng rau trong nhà lồng tại phường An Bình, Ngô Mây, cây ăn quả như thanh long ruột đỏ (xã Cửu An), nhãn lồng, chôm chôm tại các xã Song An, Thành An, phường An Tân… cũng đang phát huy hiệu quả. Mô hình trình diễn canh tác cây bắp lai ở đồng bào dân tộc thiểu số; mô hình trình diễn thâm canh cây mì, bắp lai có sử dụng nước tưới đang phát triển tốt, là cơ sở để nhân rộng các vụ gieo trồng sau.

Ông Phan Vĩnh Tấn- Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê cho biết thêm: Việc mạnh dạn đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trên cùng một diện tích là việc làm cấp thiết tại thời điểm hiện nay và trong thời gian đến, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả ổn định và bền vững.

Ngoài ra, do quỹ đất và diện tích đất trên địa bàn ít, nên chủ trương của thị xã là nhân rộng một số mô hình mới thay thế cho những loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Trong thời gian tới thị xã sẽ nhân rộng mô hình trồng rau trong nhà lồng, trồng hoa theo hướng công nghệ cao… góp phần giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.

Kbang: Tập huấn kỹ thuật trồng và bảo quản hạt dổi

Kbang: Tập huấn kỹ thuật trồng và bảo quản hạt dổi

(GLO)- Sáng 17-10, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) phối hợp với một số đơn vị có liên quan ở huyện Kbang khai mạc lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản hạt dổi và liên kết tiêu thụ sản phẩm.