Phú Thiện: Hiệu quả từ rau trồng trong nhà lưới khép kín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Phú Thiện đã triển khai thí điểm mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới khép kín. Mô hình bước đầu đem lại kết quả khả quan, giúp thu nhập của người trồng rau tăng lên đáng kể.
Từ nguồn ngân sách trên 400 triệu đồng, năm 2017, Trạm Khuyến nông huyện Phú Thiện đã đầu tư thực hiện mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới khép kín trên diện tích 2.400 m2 với sự tham gia của 8 hộ nông dân. Với hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, mô hình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các hộ dân. Cụ thể, Nhà nước hỗ trợ 100% vật liệu, 50% chi phí tiền công làm nhà lưới và hệ thống tưới phun sương tự động. Ngoài ra, các hộ dân tham gia mô hình và các hộ lân cận còn được tập huấn quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất, chọn giống cho đến chăm sóc. Các loại rau, củ, quả thông dụng được chọn để triển khai trồng gồm: cà chua, xà lách, rau cải, rau muống, mồng tơi, các loại rau gia vị… Nông dân chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học và 10-15 ngày sau khi phun mới thu hoạch.  
  Ông Trần Xuân Đoàn (tổ 13, thị trấn Phú Thiện) chăm sóc vườn rau.    Ảnh: Tấn Dũng
Ông Trần Xuân Đoàn (tổ 13, thị trấn Phú Thiện) chăm sóc vườn rau. Ảnh: Tấn Dũng
Qua hơn 1 năm triển khai, mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới khép kín đã cho hiệu quả vượt trội so với phương pháp canh tác truyền thống. Giá các loại rau dao động trong khoảng 8.000-12.000 đồng/kg, năng suất cao hơn từ 3 đến 4 lần và được người tiêu dùng đón nhận nên thu nhập của mỗi hộ đạt trên 4 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, ngay sau khi triển khai mô hình, huyện Phú Thiện đã đầu tư xây dựng 3 ki ốt tại khu vực chợ trung tâm để nông dân trực tiếp kinh doanh và hưởng lợi.
Hộ ông Trần Xuân Đoàn (tổ 13, thị trấn Phú Thiện) có thâm niên trồng rau theo phương thức truyền thống trên địa bàn. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, trước nhu cầu sử dụng rau an toàn của người dân ngày càng cao, sản phẩm rau sản xuất theo phương thức truyền thống ngày càng khó cạnh tranh nên thu nhập của gia đình ông ngày càng giảm sút. Do đó, khi được huyện vận động chuyển sang trồng rau an toàn trong nhà lưới khép kín, ông Đoàn đã mạnh dạn đăng ký tham gia với diện tích trên 700 m2. “Mô hình trồng rau an toàn được thực hiện theo phương pháp hữu cơ trong một quy trình khép kín nên rau sinh trưởng và phát triển tốt. Năng suất cao gấp nhiều lần so với trước đây, sản phẩm cũng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn nên tôi rất an tâm về đầu ra”-ông Đoàn phấn khởi cho biết.
Tương tự, ông Phạm Văn Duyên (tổ 10, thị trấn Phú Thiện) cũng rất phấn khởi khi thu nhập tăng đáng kể từ khi tham gia mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới khép kín. Ông Duyên cho biết: “Tôi thấy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trước đây. Chỉ với 300 m2, trung bình mỗi tháng gia đình tôi thu được khoảng 4 triệu đồng, bằng với thu nhập từ việc trồng 1.000 m2 theo phương pháp truyền thống. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình này trên diện tích hơn 700 m2 còn lại của gia đình”.
Ông Rmah Cư-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phú Thiện-cho biết: “Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới khép kín bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thời gian tới, Trạm sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện. Đặc biệt, huyện sẽ tiến hành đặt ki ốt ở các xã Ia Peng, Ia Sol, Ayun Hạ để quảng bá sản phẩm và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng”.     
Tấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.