Ổn định cuộc sống nhờ canh tác rau màu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đang mùa nắng hạn nhưng nhiều ruộng rau trên các cánh đồng như Ia Lâm, Ia Chơl (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai), Ia Kut (thị trấn Đak Đoa), Ia Kil (xã A Dơk, huyện Đak Đoa) vẫn xanh mướt.
Vợ chồng ông Ksor Bát (làng Brel, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã gần 70 tuổi nhưng vẫn chăm chỉ trồng trỉa, chăm sóc, thu hoạch rau. Ông Bát tươi cười bộc bạch: “Gia đình mình có 7 người sinh sống nhờ vào 1 ha cà phê, 4 sào lúa nước và 1 sào rau. Mấy năm nay, giá các mặt hàng nông sản giảm mạnh, gia đình mình tập trung trồng rau cải, rau súp lơ, bí đỏ... để ăn và bán. Làm rau tốn nhiều công sức hơn các loại cây khác nhưng thu nhập tương đối ổn định. Có đất trồng rau quanh năm, nhà mình không phải đi làm thuê, không phải thiếu đói vào mùa giáp hạt”. 
Theo anh Rơ Châm Xuân-Công an viên xã Ia Dêr, làng Brel hiện có hơn 160 hộ, chủ yếu là đồng bào Jrai. Bà con trồng lúa và rau trên cánh đồng Ia Lâm, Ia Chơl. Các hộ ông Ksor Bát, ông Puih Glê, ông Rơ Mah Tuấn, bà Puih H’Nil, bà Ksor H’Trang, bà Rơ Mah H’Dul... thu nhập khá ổn định từ việc trồng rau.
 Người dân chăm sóc rau tại cánh đồng Ia Kut (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa). Ảnh: H.C
Người dân chăm sóc rau tại cánh đồng Ia Kut (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa). Ảnh: H.C
Hiện nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã biết đa dạng hóa cây trồng gắn với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, lại dễ canh tác. Đơn cử như dân làng Piơm (thị trấn Đak Đoa) nhiều năm nay đã biết tận dụng lợi thế đất đai để  trồng rau góp phần tăng thu nhập gia đình. Nhờ dự án sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi A Dơk mà hệ thống kênh mương kiên cố bằng bê tông cốt thép dẫn nước tưới vào các cánh đồng Ia Kut, Ia Kil. Chủ động nước tưới nên bà con có thêm điều kiện thuận lợi để thâm canh các loại rau màu. Anh Liynh (làng Piơm) hồ hởi: “Nhờ sự đầu tư của Nhà nước mà làng mình có con đường mới và có nguồn nước tưới rau màu. Từ Tết Nguyên đán đến nay,  nhà mình có rau ăn thoải mái. Nhà ông Tuing, ông Nhớt, ông Lik, bà Linh, bà Khil... thì mỗi đợt rau thu hoạch bán hơn 15 triệu đồng mỗi nhà”.
Chị Y Nil (làng Piơng, xã A Dơk) cho hay: “Có kênh mương nội đồng dẫn nước vào cánh đồng Ia Kil nên mình trồng khoảng 200 m2 rau. Vừa rồi, mình bán được hơn 10 triệu đồng, mua được mấy tạ gạo”.
Trao đổi với P.V,  ông Lê Trọng Đoàn-Chủ tịch UBND xã A Dơk-cho biết: “Từ khi thủy lợi A Dơk được nâng cấp và đường liên xã A Dơk-thị trấn Đak Đoa hoàn thành, bà con trong vùng rất phấn khởi yên tâm sản xuất. Nhiều hộ ở làng Piơng đã chủ động đào ao tích nước, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng luân canh các loại rau màu để cải thiện đời sống”.
HOÀNG CƯ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.