Nông dân phía Đông tỉnh Gia Lai đón cơn "mưa vàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau nhiều tháng nắng nóng, khô hạn, tối ngày 20-5, người dân các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai gồm các huyện Kbang, Đak Pơ, Kông Chro và thị xã An Khê phấn khởi đón cơn "mưa vàng”. Cơn mưa kéo dài, lượng mưa lớn không chỉ xua tan bầu không khí oi bức mà còn giải cơn khát cho hàng ngàn hec ta cây trồng. 
Nông dân phấn khởi đón cơn "mưa vàng”
Trời vừa hửng sáng, ông Trịnh Ngọc Thay (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) đi quanh vườn kiểm tra cây ăn quả và lượng nước trong ao. Ông Thay cho hay: Nắng nóng cộng nhiệt độ cao làm cho cây khô héo, ao cạn trơ. Mong mỏi mưa từng ngày thì tối hôm qua trời đổ trận mưa như trút nước. Chỉ xuống áo mênh mông nước, ông Thay nói: “Ao này sâu 2 mét, rộng 1.000 m2 đã hết nước cả tháng nay. Nhờ cơn mưa tối hôm qua mà ao đã tích được 50% nước so với dung tích. Lượng nước tích được tuy chưa nhiều song giúp gia đình có nguồn nước tưới cho gần 1 ha cây ăn quả và nước uống cho đàn gia súc, gia cầm”.
Ao của gia đình ông Trịnh Ngọc Thay (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) mênh mông nước sau trận mưa tối ngày 20-5. Ảnh: Ngọc Minh
Ao của gia đình ông Trịnh Ngọc Thay (thôn 5, xã Thành An, thị xã An Khê) mênh mông nước sau trận mưa tối ngày 20-5. Ảnh: Ngọc Minh
Người dân huyện Kbang cũng chung niềm vui đón cơn "mưa vàng”. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (thôn 2, xã Kông Pla) cho biết: Gần 1 tháng trước, địa bàn có mưa nhưng lượng mưa rất ít, còn trận mưa chiều tối hôm qua khá lớn đem lại bầu không khí mát mẻ, tưới tắm cây trồng, con người cũng tươi tỉnh hẳn lên”. Còn ông Phạm Hồng Nam (thôn 2, xã Đak Hlơ) cho rằng, đối với nhà nông, cơn mưa tối hôm qua là cơn "mưa vàng” làm cho cây trồng phục hồi nhanh sau nhiều tháng khô hạn. “Nhiều hộ dân trong thôn còn có ý định tổ chức ăn mừng”-ông Nam hồ hởi nói.
Chủ tịch UBND xã Đak Hlơ, huyện Kbang-Bùi Phích chia sẻ: “6 tháng nay trên địa bàn mới có trận mưa lớn như vậy giúp đảm bảo nước sinh hoạt của người dân, phục hồi các dòng nước ngầm, tăng lượng nước tích trữ trong các ao, hồ đáp ứng nhu cầu nước cho cây trồng”.
Ông Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang cho hay: Trận mưa chiều tối hôm qua kéo dài khoảng 3 giờ, rải ở hầu hết các xã, thị trấn, chỉ có xã Krong là không có mưa. Một số xã như Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Đông, Tơ Tung…lượng nước mưa đo được dao động từ 40-80 mm. Với lượng nước này, cây hoa màu, đậu, bắp, mía, mì được tưới đẫm đồng thời làm tăng lượng dự trữ nước trong các ao, hồ, bàu, đập, giúp bà con nông dân triển khai vụ mùa sắp tới thuận lợi hơn. 
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (thôn 2, xã Kông Pla, huyện Kbang) kiểm tra ruộng dâu tằm. Ảnh: Ngọc Minh
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (thôn 2, xã Kông Pla, huyện Kbang) kiểm tra ruộng dâu tằm. Ảnh: Ngọc Minh
 
Giải cơn khát cho hàng ngàn hec ta cây trồng
Ông Huỳnh Văn Hoàng (thôn An Quý, xã Phú An, huyện Đak Pơ) chia sẻ: “Chưa năm nào nắng nóng kéo dài, khắc nghiệt như năm nay. 1,2 ha mì của gia đình tôi trồng từ tháng 11-2019 luôn trong tình trạng héo rũ, còn đám ớt thường xuyên thiếu nước, cây kém phát triển. Trận mưa hôm qua lấy lại sức sống cho toàn bộ cây trồng của gia đình”.
Trận mưa tối ngày 20-5 đã giải cơn khát cho cây trồng còn tặng lượng nước ở ruộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Trận mưa tối ngày 20-5 đã giải cơn khát cho cây trồng còn tăng lượng nước ở ruộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ cho hay: “Vụ Đông Xuân năm 2019-2020, toàn huyện đã gieo trồng trên 7.454 ha cây trồng các loại. Nắng hạn kéo dài làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của toàn bộ cây trồng. Tại huyện Đak Pơ thời gian qua đã có một số cơn mưa cục bộ, lượng mưa không nhiều. Trận mưa chiều và đêm hôm qua khá lớn, đất đủ thấm, giải cơn khát cho cây rau màu. Sau trận mưa này, bà con sẽ xuống giống đậu, bắp, bón phân cho cây mía, cây mì”.
Tại xã xã Kông Yang, huyện Kông Chro, cơn mưa đã cứu sống trên 1.000 ha mía, mì, 100 ha cây bí, ớt, chanh dây, hơn 10 ha cây ăn quả và 200 ha cây keo, bạch đàn. Ông Vũ Văn Tĩnh-Phó Chủ tịch UBND xã nói: “Nếu nắng nóng kéo dài thêm 1 tuần nữa thì toàn bộ cây trồng này khó mà trụ được”. 
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-Võ Văn Hưng cho biết: “Toàn huyện hiện có 1.909 ha mì, 469 ha cây ăn quả, 6.940 ha mía, 756 ha cây điều và khoảng 60 ha cây rau màu các loại. Mấy tháng nay, những loại cây trồng này luôn trong tình trạng thiếu nước, nhiều diện tích mía, mì héo úa gần như sắp chết thì trận mưa to rải đều ngày hôm qua đã giúp cây trồng hồi tỉnh, thêm sức để chờ những cơn mưa tới, nhờ đó mà giảm được thiệt hại do hạn hán gây ra”. 
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.