Chư Pưh chủ động phòng-chống hạn vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thường xuyên kiểm tra, rà soát mực nước tại các suối, ao, hồ và công trình thủy lợi để xây dựng phương án điều tiết nước phù hợp là một trong những giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) thực hiện từ nay đến cuối vụ Đông Xuân 2021-2022 nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
Trên địa bàn huyện Chư Pưh có 47 công trình thủy lợi. Đến thời điểm này, mực nước tại các suối, công trình thủy lợi kiên cố và mạch nước rỉ đạt trên ngưỡng tràn 4-8 cm, bằng cùng kỳ năm ngoái. Nhằm ứng phó với những diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành Nông nghiệp huyện đã xác định một số cánh đồng có khả năng xảy ra khô hạn vào giai đoạn giữa và cuối vụ Đông Xuân với diện tích khoảng 42 ha để xây dựng phương án tiếp nước khi hạn hán xuất hiện.
Hiện nay, người dân huyện Chư Pưh đang tập trung chăm sóc 796 ha lúa nước trong giai đoạn làm đòng. Vụ Đông Xuân năm nay, hồ chứa nước thủy lợi Plei Thơ Ga (xã Chư Don) đã tích được khoảng 7,8 triệu m3 góp phần điều tiết nước tưới cho 2 công trình đập dâng Plei Thơ Ga (xã Chư Don) và Ia Hlốp (xã Ia Blứ). Cùng với đó, cung cấp nước tưới cho 51 ha tại cánh đồng Ia Zô (xã Ia Phang) qua kênh N2+N4 để đảm bảo đủ nước tưới vào giai đoạn cuối vụ.
Bà Rmah H'Binh hẹ thống kênh mương được kiên cố dẫn nước về cánh đồng Ia Hlốp. Ảnh: Nguyễn Diệp
Bà Rmah H'Binh cho biết, Tổ điều tiết nước tưới của xã phân lịch cụ thể giúp người dân chủ động lấy nước vào ruộng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cánh đồng lúa nước Ia Hlốp rộng 80 ha là nơi sản xuất tập trung của người dân 3 làng Tao Chro, Plei Đung và Plei Dư (xã Ia Hrú) từ nhiều năm nay. Nguồn nước cung cấp cho cánh đồng này được lấy từ đập Tơ Đung. Bà Rmah H’Binh (làng Tao Chro) cho biết: Gia đình có 5 sào lúa nước trên cánh đồng này. Vụ Đông Xuân nguồn nước tưới thường không dồi dào như vụ mùa. Vài năm trở lại đây, Tổ điều tiết nước tưới của xã phân lịch cụ thể giúp người dân chủ động lấy nước vào ruộng, không xảy ra tranh chấp nước tưới. Hiện mực nước của đập Tơ Đung vẫn còn cao, nếu thiếu sẽ được điều tiết từ hồ Ia Ring (huyện Chư Sê) về nên người dân yên tâm đầu tư phân bón chăm sóc cây lúa. 
Ông Đỗ Thành Trung-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Hrú thông tin: Vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn xã gieo sạ được 115 ha lúa nước. Để đảm bảo nguồn nước tưới, ngay từ đầu vụ, UBND xã khuyến cáo người dân có đất sản xuất ở những chân ruộng thường xuyên bị hạn chuyển sang trồng hoa màu và cây trồng ít dùng nước để tránh thiệt hại. Cùng với xây dựng kế hoạch nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, xã phối hợp với ngành Nông nghiệp huyện và Chi nhánh Thủy lợi Chư Sê-Chư Pưh (Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai) chủ động điều tiết nước từ hồ chứa Ia Ring bổ sung cho các công trình thủy lợi dọc suối Ia Hlốp. Đến thời điểm này, nguồn nước tại các công trình thủy lợi vẫn còn cao hơn những năm trước giúp người dân yên tâm chăm sóc cây trồng.
Người dân xã Ia Hrú bơm nước tưới cho những diện tích gieo sạ sớm trên khu vực cao. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân xã Ia Hrú bơm nước tưới cho những diện tích gieo sạ sớm trên khu vực cao. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Long Khánh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-cho hay: Từ đầu vụ Đông Xuân 2021-2022, huyện đã xây dựng lịch tưới phù hợp giữa cây công nghiệp và cây trồng khác. Đặc biệt, định hướng 2 xã Ia Rong và Ia Hrú triển khai sản xuất sớm hơn mọi năm để phòng hạn cuối vụ. Cùng với đó, thành lập Tổ điều tiết nước tưới, phối hợp Chi nhánh Thủy lợi Chư Sê-Chư Pưh lập kế hoạch điều tiết nước tưới cho 2 xã Ia Rong và Ia Hrú. Đồng thời, xây dựng kế hoạch chuyển đổi những diện tích cây trồng thường xuyên bị hạn sang trồng cây trồng phù hợp trong những năm tới.
“Huyện cũng đã đề xuất cấp trên xây dựng thêm một số hồ chứa như hồ Đông Xuân (xã Ia Le) và đập Ia Pôm (xã Ia Hla), kiên cố hóa hệ thống kênh mương ở các xã, thị trấn theo chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2025 nhằm đáp ứng nhu cầu nước tưới cho người dân sản xuất nông nghiệp, giảm thiệt hại do hạn hán gây ra”-ông Khánh thông tin thêm.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.