Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai: Phòng-chống dịch gắn với phát triển sản xuất kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai (Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao-DOVECO) đã quyết liệt triển khai các giải pháp phòng-chống dịch bệnh, đồng thời đảm bảo sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động.   
Đảm bảo sức khỏe người lao động
Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Gia Lai là tổ hợp nhà máy chế biến nông sản hiện đại lớn nhất khu vực Tây Nguyên, có hơn 500 lao động. Với quy mô trên, đơn vị đã ý thức được mức độ rủi ro do lây nhiễm dịch Covid-19 là rất cao. Ông Đinh Gia Nghĩa-Phó Tổng Giám đốc DOVECO, Giám đốc DOVECO Gia Lai-cho biết: Đối với bộ phận văn phòng, đơn vị tổ chức chia ca để tránh tập trung đông người; cắt giảm số lượng lao động thời vụ và có chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, thực hiện giãn cách đối với các tổ sản xuất. “Chúng tôi cố gắng bằng mọi cách vừa thực hiện nghiêm túc công tác chống dịch theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ vừa đảm bảo hoạt động sản xuất. Đơn vị đã tăng cường quản lý, bố trí lao động hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện sản xuất; đảm bảo đạt sản lượng theo kế hoạch đặt ra. Đồng thời, chú trọng công tác quản trị doanh nghiệp, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, trên cơ sở đó bảo vệ, chăm lo, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động”-ông Nghĩa cho hay.
Dây chuyền sản xuất nước chanh dây cô đặc của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: P.N
Dây chuyền sản xuất nước chanh dây cô đặc của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: P.N
Ngay sau khi có Chỉ thị 16, Trung tâm đã tiến hành triển khai khai báo y tế cho cán bộ, công nhân viên, người lao động, tất cả khách và đối tác giao dịch hàng ngày. Thực hiện đo thân nhiệt với mọi trường hợp ra vào nhà máy, 100% công nhân của đơn vị được theo dõi sức khỏe thường xuyên. Đồng thời trang bị cho công nhân khẩu trang kháng khuẩn, khu vực nhà xưởng được bố trí nước khử khuẩn với mật độ dày để thuận tiện cho nhân viên vệ sinh… Ở những dây chuyền đặc thù, khó thực hiện giãn cách 2 m thì đơn vị trang bị thêm đồ bảo hộ lao động cho công nhân. Không chỉ triển khai các biện pháp phòng dịch tối đa, Trung tâm còn có nhiều hình thức chăm lo, hỗ trợ những lao động đã có gia đình trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội bằng những phần quà là nhu yếu phẩm.
Chị Dương Thị Loan-công nhân phân xưởng lạnh của Trung tâm-chia sẻ: “Từ khi Trung tâm thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19, tất cả công nhân ở đây hàng ngày trước khi vào ca đều được kiểm tra nhiệt độ, nhắc nhở đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi còn được cán bộ hỗ trợ khai báo y tế cho gia đình và người thân. Hàng tháng, chúng tôi vẫn nhận lương và các chế độ khác đầy đủ”.
Không để sản xuất gián đoạn
Với sự chỉ đạo sát sao của Công ty, thời gian qua, việc giữ ổn định sản xuất, đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 đang là 2 nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm. Ông Bùi Giang Tử-Trưởng phòng Kỹ thuật-Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai-cho biết: Thời điểm này, đơn vị đang tập trung mạnh vào khâu sản xuất nước chanh dây cô đặc. Vì vậy, chúng tôi vẫn duy trì sản xuất 3 ca/ngày trên tiêu chí đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân nhưng vẫn đúng tiến độ kế hoạch sản xuất đã đề ra. Hiện mỗi ngày Trung tâm nhập 200-250 tấn chanh dây để phục vụ sản xuất. “Chúng tôi động viên công nhân tập trung làm việc, nâng cao năng suất để đảm bảo số lượng đơn hàng. Vì phải thực hiện giãn cách 2 m trong quá trình sản xuất nên đơn vị đã tổ chức lại theo hướng quy trình sản xuất đa năng, không ưu tiên ở các dây chuyền chuyên dụng mà hướng đến cải thiện cơ sở vật chất để cho phép sản xuất chung, tận dụng nguồn lực hiện có tốt nhất”-ông Bùi Giang Tử nói.
Bộ phận tiếp nhận nguyên liệu đầu vào của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: P.N
Bộ phận tiếp nhận nguyên liệu đầu vào của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: P.N
Theo Giám đốc DOVECO Gia Lai, ngay trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Công ty đã xúc tiến tìm kiếm thị trường kinh doanh mới, có phương án thay thế với những thị trường đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bảo đảm lượng hàng sản xuất và cung ứng liên tục. Cho đến thời điểm này, trên 300 lao động tại Trung tâm vẫn đảm bảo việc làm, không xảy ra tình trạng mất việc; khoảng 150 lao động thời vụ tạm dừng do nghỉ luân phiên. Trung tâm đã có sự thỏa thuận với số lao động này để kết nối lại việc làm sau dịch. Đây cũng là nhu cầu thực tế của đơn vị nhằm bổ sung lao động nhanh nhất khi trở lại nhịp độ sản xuất trước kia. Sau khi dịch đi qua, Trung tâm ưu tiên cho hoạt động mở rộng vùng nguyên liệu. Hiện nay, vùng nguyên liệu chanh dây trên địa bàn tỉnh Gia Lai có trên 20.000 ha. Sắp tới, Trung tâm sẽ liên kết thêm với các hộ dân ở các huyện, thị xã: Đak Pơ, Kbang, An Khê, Chư Sê, Phú Thiện và Ayun Pa mở rộng thêm các loại cây trồng khác như: cải bó xôi, chuối tiêu hồng, bắp ngọt, rau chân vịt… để có nguồn nguyên liệu sản xuất. Riêng đối với cây chanh dây, Trung tâm sẽ mở rộng vùng nguyên liệu đạt 50.000 ha, trong đó địa bàn tỉnh Gia Lai chiếm 50%.
Dây chuyền sản xuất nước chanh dây cô đặc của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: P.N
Dây chuyền sản xuất nước chanh dây cô đặc của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai. Ảnh: P.N
“Với việc tích cực phòng-chống dịch bệnh, vừa đẩy mạnh sản xuất đảm bảo an toàn, hiệu quả, kết thúc quý I-2020, Trung tâm đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được Công ty giao. Sản phẩm của Công ty tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu vẫn diễn ra bình thường. Đời sống, thu nhập của công nhân, người lao động được chăm lo ổn định. Thu nhập bình quân người lao động tại đơn vị đạt 8-10 triệu đồng/tháng”-Giám đốc DOVECO Gia Lai thông tin.
Dây chuyền Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai có thể sản xuất 10 tấn dứa cô đặc 60 Brix/giờ hoặc 5 tấn chanh dây cô đặc 50 Brix/giờ, mỗi ngày có thể tiêu thụ hàng trăm tấn quả chanh dây, dứa. Ngoài ra, dây chuyền đồ hộp có công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Cùng với đó là dây chuyền đông lạnh với công suất 2 tấn sản phẩm/giờ. Nhà máy được trang bị hệ thống đông lạnh kết hợp giữa hệ thống máy nén của Mayekawa (Nhật Bản) và dàn IQF của Octofost (Thụy Điển) tạo ra sản phẩm đông lạnh đạt tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe của các nước trên thế giới. Mỗi năm, Trung tâm xuất khẩu từ 50.000 tấn đến 52.000 tấn sản phẩm rau quả các loại, doanh thu đạt 50-60 triệu USD.
PHẠM NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.