Bộ Quốc phòng trả lời cử tri Gia Lai về chính quy hóa lực lượng quân sự cấp xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bộ Quốc phòng trả lời cử tri Gia Lai liên quan đến đề nghị nghiên cứu chính quy hóa lực lượng quân sự cấp xã.


Kiến nghị:

Đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu chính quy hóa lực lượng quân sự cấp xã.

Trả lời:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 về ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng quy định: “Chỉ huy trưởng là ủy viên UBND cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã”.

Quy định trên nhằm thể chế Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới: “Hoạt động của khu vực phòng thủ trong tình huống khẩn cấp về quốc phòng và chiến tranh, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo thống nhất của UBND, do chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương chủ trì tham mưu và chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang của khu vực phòng thủ, phối hợp với các lực lượng khác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu”; thống nhất với Điều 16 Luật Quốc phòng năm 2018 quy định: “Địa phương có cơ quan thường trực công tác quốc phòng là cơ quan quân sự địa phương cùng cấp”.

Mặt khác, quy định như Luật Dân quân tự vệ 2019 không làm tăng biên chế, vì hiện nay, cơ bản chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã đã được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở và được phong quân hàm sĩ quan dự bị, được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Do vậy, trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ được gọi vào phục vụ tại ngũ và trở thành sĩ quan chính quy; khi hết tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh, thì được giải ngũ theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nếu quy định sĩ quan chính quy đảm nhiệm chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã ngay từ thời bình sẽ làm tăng 10.599 đồng chí và tăng ngân sách nhà nước hàng năm bảo đảm chế độ, chính sách cho sĩ quan khoảng trên 1.000 tỷ đồng; làm dôi dư và phát sinh giải quyết chế độ, chính sách cho số công chức đang đảm nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã.

Việc bố trí sĩ quan chính quy đảm nhiệm chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã ngay từ thời bình sẽ không phù hợp với tính chất của dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, không thoát ly sản xuất, công tác, làm chính quy hóa lực lượng này. Thực tế thời gian qua, thực hiện các quy định hiện hành, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã vẫn bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 về bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ quy định “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ tại điều này và thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội; quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ trong trường hợp cần thiết”.

Ngày 23-6-2020, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 77/2020/TT-BQP quy định thực hiện một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, theo đó tại Điều 14 quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ như sau:

“Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và tình hình ở địa phương, cơ sở, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều động sĩ quan quân đội tại ngũ giữ các chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ từ trung đội trưởng trở lên trong trường hợp sau: (1) Đơn vị tự vệ thuộc các doanh nghiệp quân đội trong thời gian 2 năm đầu kể từ ngày thành lập. (2) Đơn vị dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ khẳng định, đấu tranh bảo vệ vùng biển, hải đảo Việt Nam; thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm. (3) Ban chỉ huy quân sự cấp xã trọng điểm về quốc phòng, theo đề nghị của chủ tịch UBND cấp tỉnh”.

 

GLO

 

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.