Siết chặt quản lý hoạt động họ, hụi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 19-2-2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường thay thế cho Nghị định số 144/2006/NĐ-CP. Nghị định này có những quy định mới nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chơi hụi.
Chơi hụi bằng… lòng tin
Hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là hụi) là một hình thức rất phổ biến trong đời sống với mục đích thu hút vốn trong dân, tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia. Song, thời gian qua, việc tổ chức chơi hụi thường mang tính tự phát, tiềm ẩn rủi ro. Thực tế đã có nhiều vụ vỡ hụi xảy ra, gây thiệt hại rất lớn cho người tham gia. Tuy vậy, với nhiều người, hụi là kênh vốn mang lại lợi ích lớn, một mặt giúp họ tiết kiệm được một khoản tiền trong thời gian chơi, mặt khác là nơi cung ứng vốn khi họ cần.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Có kinh nghiệm tham gia chơi hụi, chị Triệu Thị Linh (tổ 2, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) thường xuyên vào 2-3 chân hụi trong năm để khi cần tiền thì hốt hụi hoặc để dành đến cuối kỳ trút ống. Chị Linh chia sẻ: “Những chân hụi tôi tham gia đều có lãi không cao. Chẳng qua là một số chị em, bạn bè thân rủ nhau cùng vào dây hụi. Đến kỳ hốt hụi thì giới hạn mức tiền bỏ hụi để những ai có nhu cầu rút đỡ bị lỗ khi đóng hụi chết. Khi tham gia chơi hụi, tôi cũng phải “chọn mặt gửi tiền”. Chủ hụi phải là người quen biết, có uy tín để người chơi tin tưởng đóng tiền hàng tháng. Vì vậy, từ trước đến giờ, những chân hụi tôi tham gia rất uy tín, an toàn”.
Ngược lại, có những người lại ham lãi cao nên thường tham gia vào dây hụi mà các thành viên trong đó thường xuyên “đói vốn”. Mỗi kỳ xổ hụi, ai cũng có nhu cầu nên số tiền bỏ hụi được đẩy lên rất cao để trúng. Luật sư Nguyễn Duy Ngọc-Trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Phú (Đoàn Luật sư tỉnh) cho biết, lãi suất trong kỳ hốt hụi (đối với hụi có lãi) do người chơi tự nguyện. Nếu ai có nhu cầu thì bỏ, người bỏ hụi cao nhất sẽ trúng. Những người hốt các kỳ đầu thường lỗ, hốt càng về sau hoặc kỳ trút ống thì lời, nhưng nếu xảy ra trường hợp chủ hụi mất khả năng thanh toán thì lại rủi ro.
Tăng cường quản lý
Việc chơi hụi thời gian qua có tính chất phức tạp, có khi biến tướng thành hình thức cho vay nặng lãi. Do đó, Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường có hiệu lực từ ngày 5-4-2019 sẽ giúp người chơi hụi hạn chế được rủi ro. Nghị định này quy định về lãi suất (đối với hụi có lãi) tại mỗi kỳ mở hụi không được vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần hụi phải góp trừ đi giá trị các phần hụi đã góp trên thời gian còn lại của dây hụi. Các quy định về lãi suất trong trường hợp chậm góp của thành viên, chậm giao phần hụi của chủ hụi cũng được quy định rõ ràng.
Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên; tổ chức từ 2 dây hụi trở lên. Trên thực tế, các thành viên rất “ngại” khi phải cung cấp thông tin cá nhân cho chủ hụi, còn chủ hụi thì “ngại” thông báo cho UBND cấp xã nơi cư trú về hoạt động chơi hụi của mình. Theo một chủ hụi xin giấu tên, phải tổ chức nhiều dây hụi mới “có ăn” từ tiền hoa hồng. Do đó, việc tổ chức cả chục dây hụi là bình thường đối với một chủ hụi. Thông thường, một dây hụi 1 triệu đồng, các thành viên sẽ đóng 200 ngàn đồng tiền hoa hồng cho chủ hụi (đóng 1 lần vào kỳ hụi đầu tiên), dây 2 triệu đóng 400 ngàn đồng, 3 triệu đóng 600 ngàn đồng… Nếu tổ chức hụi 5 triệu đồng gồm 12 người thì số tiền hoa hồng chủ hụi thu được là 12 triệu đồng.
Liên quan đến những quy định mới trong Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, Luật sư Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân biết khi tham gia chơi hụi nhằm tự bảo vệ mình bằng cơ sở pháp lý là rất cần thiết. Bởi trên thực tế, tại tỉnh ta thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ vỡ hụi hàng tỷ đồng khi các đối tượng tổ chức đường dây hụi với lãi suất cao rồi tuyên bố vỡ hụi, mất khả năng thanh toán nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người tham gia. “Theo các quy định mới, nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì tòa án căn cứ vào sổ hụi, giấy biên nhận để xác định lỗi thuộc về bên nào, vì sao các dây hụi không tiếp tục thực hiện mà chấm dứt nửa chừng… từ đó có cơ sở giải quyết, xử lý trách nhiệm với các bên. Do đó, Nghị định số 19/2019/NĐ-CP sẽ hạn chế được những rủi ro cho người dân khi tham gia hoạt động này, giảm thiểu việc chơi hụi biến tướng thành hình thức huy động vốn, cho vay nặng lãi”-Luật sư Nguyễn Duy Ngọc cho biết.
VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.