Phê duyệt Đề án Quản lý hoạt động truyền thanh-truyền hình cấp huyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020”.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục tiêu của Đề án đến năm 2020 là 100% cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được trang bị các thiết bị phục vụ việc số hóa sản xuất chương trình phát thanh; 100% người làm việc tại cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm; 95% cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được trang bị hệ thống truyền thanh không dây.

Đồng thời, 100% cơ sở truyền thanh cấp xã thuộc địa bàn huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp được sóng của cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, nâng cấp trên 300 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và trạm phát lại truyền thanh - truyền hình theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Để đạt được mục tiêu trên, từ nay đến năm 2020, Đề án sẽ kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng; nâng cao chất lượng nội dung chương trình.

Trong đó, Đề án thực hiện đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống thiết bị sản xuất chương trình phát thanh số của cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đồng bộ với các thiết bị sản xuất chương trình phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh để cung cấp các chương trình phát thanh cho Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh; đầu tư thiết bị lưu trữ số để phục vụ công tác thống kê, khai thác lại tin, bài, chương trình đã phát; đặc biệt chú trọng đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mục tiêu của Đề án bảo đảm cung cấp thông tin thời sự phản ánh kịp thời tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, cơ sở với nội dung phong phú, hình thức thể hiện hấp dẫn; bảo đảm cung cấp các thông tin thiết yếu, các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, giúp người dân có kiến thức áp dụng vào tình hình thực tế tại địa phương với nội dung ngắn gọn và dễ hiểu...

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.