Năm học mới ở đảo Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hòa cùng nhịp sống đất liền, sáng 5-9, học sinh ở ba đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam náo nức đón năm học mới 2017-2018. Tất cả các thầy-cô giáo cùng các em học sinh đều chung một tâm trạng phấn khởi, háo hức, sẵn sàng tâm thế cho một năm học mới với yêu cầu chất lượng cao.

  Học sinh  đảo Sinh Tồn. Ảnh: Chí Hùng
Học sinh đảo Sinh Tồn. Ảnh: Chí Hùng



Tại đảo Trường Sa lớn, đúng 8 giờ sáng, lễ khai giảng năm học mới bắt đầu. Ngay từ sáng sớm, phụ huynh học sinh đã dẫn các em ra sân băng của đảo đón ánh bình minh trong niềm hân hoan phấn khởi

Thầy giáo Đồng Minh Hiệp cho biết, không khí đón năm học mới của học sinh đảo Trường Sa lớn rất náo nhiệt. 100% các em học sinh mặc quần áo mới. “Tối 4-9, các em cùng với các chú bộ đội tổ chức vui văn nghệ ở cột mốc chủ quyền. Mọi công tác chuẩn bị cho ngày khai giảng rất tốt. Các lớp được sơn mới, trồng thêm cây xanh trong khuôn viên sân trường. Mặc dù ở xa đất liền song cơ sở vật chất phục vụ học tập khá đầy đủ”, thầy Hiệp cho biết

Tại đảo Song Tử Tây, lễ khai giảng năm học mới diễn ra trong niềm tự hào hân hoan của thầy, cô giáo, phụ hunh, bộ đội và học sinh. Thầy giáo Lê Xuân Quyết cho biết, Trường Sinh Tồn năm nay thêm hai học sinh mới so với năm học cũ. Trước ngày khai giảng 2 tuần, các em học sinh đã tựu trường và được cấp phát toàn bộ sách vở, dụng cụ học tập miễn phí. “Sáng sớm, có phụ huynh đã dẫn các em tới trường rồi cùng dự khai giảng. Mặc dù xa cách đất liền, nhưng các em có đầy đủ sách vở, cặp, bút, đồng phục mới. Có thể nói năm học mới của học sinh đảo Song Tử Tây rất rộn ràng. Tất cả thầy trò, phụ huynh đều phấn khởi, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ”-thầy Quyết nói

Cũng thời điểm này, thầy trò đảo Sinh Tồn cũng náo nức đón năm học mới trong niềm tự hào vui tươi. Đúng 8 giờ sáng, tiếng trống trường đánh ba hồi dõng dạc báo hiệu năm học mới thực sự bắt đầu. Năm nay, Trường học Sinh Tồn có hai lớp học. Hai giáo viên đều là nam giới thầy Nguyễn Ngọc Hạ và thầy Lê Anh Đức. Trong niềm vui của thầy giáo gieo chữ nơi đầu sóng ngọn gió, thầy Đức chia sẻ: “Cũng như đất liền, ngày khai giảng ở của thầy trò đảo Sinh Tồn cũng đầy đủ và náo nhiệt và rất xúc động. Khi nghe tiếng trống trường vang vọng, trong tim tôi như thúc dục, một cảm xúc thiêng liêng vô cùng. Ngoài nhiệm vụ dạy chữ cho học sinh, thầy giáo Trường Sa còn là một chiến sĩ kiên cường. Gieo chữ ở tiền tiêu Tổ quốc, ngoài gieo tri thức, còn gieo cho các em tinh thần dũng cảm, đức hy sinh sẵn sàng quên mình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”.

Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.