Chư Sê: Khai giảng lớp đào tạo bồi dưỡng tiếng Jrai năm 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO) Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp-Giáo dục Thường xuyên huyện Chư Sê vừa khai giảng lớp đào tạo bồi dưỡng tiếng Jrai năm 2017 cho hơn 50 học viên là cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp trên địa bàn huyện.

  Lễ khai giảng lớp đào tạo tiếng Jrai. Ảnh: Mỹ Đức
Lễ khai giảng lớp đào tạo tiếng Jrai. Ảnh: Mỹ Đức

Trong thời gian 4 tháng, các học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về chào hỏi, giới thiệu gia đình, quê hương, đất nước bằng tiếng Jrai; văn hóa, phong tục tập quán người Jrai….

Thông qua lớp học nhằm giúp học viên có thể đọc, viết tiếng Jrai, vận dụng vào giao tiếp, công tác dân vận, thanh vận, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật… đến với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào ở các thôn, làng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, ổn định về an ninh chính trị, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.

Mỹ Đức

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.