Mang Yang: Xử phạt người vận chuyển hai cây trâm cổ thụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Văn bản số 274/SNN-KL để báo cáo về việc kiểm tra, xử lý việc khai thác hai cây gỗ trâm tại xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

  Cây trâm có đường kính chừng 1 m đã bị đào lên tại vườn nhà ông Vôch.  Ảnh: Văn Ngọc
Cây trâm có đường kính chừng 1 m đã bị đào lên tại vườn nhà ông Vôch. Ảnh: Văn Ngọc

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp cùng UBND huyện Mang Yang, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang tiến hành kiểm tra xác minh. Theo đó, qua kiểm tra thực tế tại hiện trường thuộc làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang có hai cây gỗ trâm đã được đào cả gốc, rễ có đường kính bình quân mỗi cây khoảng 1 mét, phần cành, ngọn đã được cắt tỉa. Một cây đã được vận chuyển trên xe rơ mooc BKS 43R-020.35 do xe BKS 43C-162.63 kéo, còn lại một gốc cách hố đào 5 mét.

Vị trí gốc đào nằm trong thửa đất số 88, số tờ bản đồ 20, diện tích 2.848 m2 đã được UBND huyện Mang Yang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2002 cho ông Vôch, làng Dơ Nâu. Qua xác minh nguồn gốc hai cây trâm xác định thời gian cây sinh trưởng đã lâu, không có văn bản hướng dẫn, xác định cụ thể cá nhân, tổ chức nào quản lý cũng như không thể xác định chính xác thời điểm hai cây trâm có từ lúc nào, nguồn gốc ở đâu. Vì vậy, căn cứ vào khoản 2, Điều 73 của Luật đất đai, số 24-L/CTN ngày 14-7-1993 và khoản 2 điều 166 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29-11-2013 quy định “Người sử dụng đất được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao” nên hộ ông Vôch được quyền sở hữu hai cây trâm này.

Tuy vậy, việc ông Kiều Minh Phụng (trú tại xã Xuân Sơn, huyện Sơn Tây, TP. Hà Nội) chưa làm thủ tục đề nghị UBND xã Kon Thụp xác nhận vận chuyển cây trâm cổ thụ mà đã bốc xếp lên xe là vi phạm quy định tại khoản 3, điều 5 của “Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ” ban hành kèm theo Quyết định 39/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 5-10-2012. Do vậy, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện Mang Yang, kiểm lâm địa bàn xã Kon Thụp tham mưu cho UBND xã Kon Thụp lập hồ sơ vụ vi phạm, xử lý theo thẩm quyền. Theo đó sẽ xử phạt hành chính đối với ông Kiều Minh Phụng. Đồng thời hướng dẫn cho chủ lâm sản là ông Vôch xác lập hồ sơ vận chuyển hai cây trâm theo đúng quy định.   

Như Báo Gia Lai Điện tử đã đưa tin, trước đó, ông Kiều Minh Phụng có đơn xin các ông Lê Trọng-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang; ông Nguyễn Long Sơn-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện; ông Hoàng Y Byơi-Chủ tịch UBND xã Kon Thụp để xem xét tạo điều kiện để vận chuyển hai cây gỗ trâm từ vườn nhà ông Vôch về Hà Nội làm cây bóng mát. Tuy nhiên, ngày 24-7, khi chưa có xác nhận bằng văn bản thì ông Phụng đã tiến hành hạ và vận chuyển cây gỗ đi nên UBND huyện đã ngăn chặn.

Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).