Người dân đang trông đợi kết quả Hội nghị Trung ương 5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 5-5, tại Hà Nội đã khai mạc Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII). Theo thông cáo báo chí của hội nghị, từ ngày 5 đến 10-5, hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xem xét thi hành kỷ luật cán bộ và một số nội dung quan trọng khác.
 

Trong các vấn đề trọng đại của đất nước được các Ủy viên Trung ương Đảng thảo luận và cho ý kiến lần này, vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phạm trù lý luận được người dân và doanh nghiệp quan tâm, cần làm sáng tỏ.

Sau hơn 30 năm qua đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển rõ rệt từ cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội XI (năm 2001), Đảng ta đã chỉ rõ mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội này xác định nhiều vấn đề đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Về mục đích, về sở hữu và thành phần kinh tế, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, công tác quản lý, phân phối, tăng trưởng kinh tế và đời sống tinh thần... Tuy nhiên, đến nay, chúng ta “vẫn chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân bởi lẽ, hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Thêm vào đó, công tác lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế này còn chưa theo kịp thực tiễn” (Theo Bách khoa toàn thư mở).

Do vậy, Hội nghị Trung ương lần này làm rõ vấn đề lý luận, hoạch định đường lối kinh tế của đất nước, đặc biệt là xác định rõ vai trò của Nhà nước trong quản lý thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời gian tới đang được người dân rất trông đợi.

Bên cạnh những vấn đề trọng đại khác, Hội nghị Trung ương lần này xem xét xử lý cán bộ thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đang nhận được sự quan tâm của dư luận, nhất là khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 27-4 đã thông báo cho biết: Từ ngày 24 đến 26-4-2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 14, trong cuộc họp đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Đinh La Thăng-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về những sai phạm khi làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (giai đoạn 2006-2011). Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xử lý sai phạm một cán bộ cao cấp của Đảng cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật; những hành vi sai phạm của cán bộ, viên chức, dù ở cương vị nào, nếu bị phát hiện đều bị xem xét, xử lý.

Vấn đề sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũng được người dân theo dõi, quan tâm. Những năm qua, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, mất vốn, nợ nần như Vinashin đã gây bức xúc dư luận. Người dân mong mỏi, làm sao tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các tập đoàn nhà nước; giao phó nhiều tiền của, tài nguyên quốc gia vào tay họ nếu không được giám sát chặt chẽ sẽ dễ nảy sinh lòng tham, tìm cách chuyển giá, tạo lợi ích nhóm, mở “sân sau” gây lãng phí, thất thoát tiền của nhân dân.

Kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước, với niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta.

Nhật Cường

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.