Suối Ia Ve biến dạng dòng chảy: Dân mất đất sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Suối Ia Ver uốn lượn chảy quanh các xã Ia Khươl, Đak Tơ Ve, Hà Tây, huyện Chư Pah, là nguồn nước chính phục vụ việc tưới tiêu cho hàng trăm ha cây trồng của người dân. Nơi đây cũng được thiên nhiên ban tặng một nguồn tài nguyên với khối lượng lớn là... cát. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này bị khai thác không theo quy hoạch đã khiến dòng chảy bị thay đổi nên cứ mỗi mùa mưa đến đất sản xuất của người dân lại bị nước cuốn trôi...
 

  Suối Ia Ver ngày càng rộng và xâm lấn vào đất sản xuất của người dân.  Ảnh: Lê Anh
Suối Ia Ver ngày càng rộng và xâm lấn vào đất sản xuất của người dân. Ảnh: Lê Anh

Những ngày này, khi những cơn mưa bắt đầu ngớt dần, dòng nước trên suối Ia Ver cũng xuống thấp và trở nên hiền hòa hơn. Tuy nhiên, ở hai bên bờ suối bắt đầu từ làng Tver, làng Klên, xã Ia Khươl đến xã Đak Tơ Ve và xã Hà Tây vẫn còn lại những dấu vết sạt lở từ những đợt mưa lớn trước đó. Hai bên bờ suối bây giờ không còn là những bờ đất thoai thoải mà đã trở thành những vực sâu từ 2 mét đến 3 mét xâm lấn vào tận các khu vực đất sản xuất của người dân… Đứng trên tầng hai của trụ sở UBND xã Đak Tơ Ve, ông Hồng-Phó Chủ tịch UBND xã chỉ tay về hướng những rẫy bắp, mì nằm cạnh con suối Ia Ver, tiếc nuối: “Mới đợt mưa lũ năm ngoái, dòng nước đã cuốn trôi 4,2 ha đất sản xuất và hoa màu của bà con; mấy năm trước mưa lũ cũng đã làm sập 2 cây cầu và sạt lở đến sát nhà dân. Bây giờ, mỗi khi mưa là sạt lở, mưa lũ lớn thì diện tích đất sản xuất bị cuốn trôi càng nhiều mà chưa biết làm sao khắc phục…”.

Thực tế về việc mất đất sản xuất ở hai bên con suối Ia Ver của người dân các xã Ia Khươl, Đak Tơ Ve, Hà Tây đã diễn ra nhiều năm nay và đến bây giờ hàng chục ha đất nằm sát con suối cũng đang lơ lửng không biết khi nào sẽ bị nuốt chửng. Hầu hết các ý kiến của người dân và lãnh đạo chính quyền ba xã này đều cho rằng nguyên nhân là do tình trạng khai thác cát trên dòng suối kéo dài nhiều năm nay. Ông Rơ Châm Rem, xã Hà Tây (hơn 50 tuổi) chứng kiến sự biến dạng của con suối Ia Ver: “Hơn chục năm trước, suối Ia Ver không rộng và có những vực sâu như bây giờ, nó chỉ xuất hiện nhiều trong mấy năm nay và do người ta hút cát dưới lòng suối. Hàng năm khi mưa lớn là ở những điểm bị hút cát nước chảy xiết lấn dần vào bờ cuốn theo đất sản xuất của người dân. Gia đình tôi cũng có hơn 1 ha, nhưng cũng đã bị nước cuốn đi khá nhiều…”.

Đi dọc hơn 10 km của dòng suối Ia Ver chảy qua ba xã này, chúng tôi nhận thấy, ngoài hai công ty được tỉnh cấp phép đang khai thác cát rầm rộ, thì vẫn còn nhiều dấu vết của các điểm khai thác cát lén lút bị cơ quan chức năng xử lý trước đó. Tại những nơi này, lượng đất hai bên suối sạt lở khá lớn và tạo những vực sâu giữa bờ đất với mặt suối. Đưa vấn đề này trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Quang-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah và được ông cho biết: “Nói nguyên nhân do hút cát thì chỉ một phần thôi, phần khác vì địa hình ở đây có độ dốc lớn và chất đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, nên khi mưa lũ lớn thường dễ bị xói mòn. Thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo các phòng chuyên môn về tìm hiểu và xác định mức độ thiệt hại để có phương án xử lý…”.     

Cũng cần nói thêm rằng, việc hai doanh nghiệp đang khai thác cát trên suối Ia Ver (thuộc xã Hà Tây) lâu nay cũng gây không ít bức xúc và phiền toái cho chính quyền và người dân ở đây. Xe chở cát quá tải làm hư hỏng mặt đường, ngay cả cây cầu Ia Ong (từng bị gãy tháng 10-2011) được xây mới chỉ với trọng tải thiết kế 13 tấn, nhưng hàng đêm vẫn chịu hàng chục xe chở cát quá trọng tải vượt qua. Ghi nhận những ý kiến phản ánh của người dân, gần một tháng nay Công an huyện Chư Pah phải thành lập các tổ công tác chốt chặn 24/24 giờ ở khu vực này để ngăn chặn xe chở cát quá trọng tải.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).