Phường hướng dẫn khởi kiện ra tòa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 20-12, nhiều người đi đường ngang qua nhà số 01 Phan Bội Châu (phường Hội Thương, TP. Pleiku) đều hiếu kỳ dừng lại nhìn chiếc băng rôn to tướng treo trên ngôi nhà này với nội dung “Tố cáo Công ty Việt Phương do ông Lê Thành Vũ là chủ đầu tư xây dựng Nhà hàng-càphê Hòa thi công đã làm cho căn nhà liền kề của ông Hồ Sỹ Đàm bị sụp móng, nứt tường, gãy cột-trụ bê tông và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào…”.

Chị Hồ Thị Ngọc Trâm, con gái ông Hồ Sỹ Đàm, bức xúc: Quá trình thi công Nhà hàng-cà phê Hòa, Công ty TNHH Việt Phương (gọi tắt là Công ty Việt Phương) làm chủ đầu tư đã gây ảnh hưởng đến căn nhà của gia đình chị. Cụ thể là gây ra hiện tượng sụp móng, nứt tường dọc ngang, gãy trụ-cột bê tông, nhà có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Trong 4 tháng qua, gia đình chị luôn sống trong tình trạng thấp thỏm, bất an, lo lắng nguy hiểm đến tính mạng, sinh hoạt trong gia đình cũng bị xáo trộn.
 

Băng rôn với nội dung phản đối việc đền bù không thỏa đáng treo trước nhà chị Trâm. Ảnh: M.T
Băng rôn với nội dung phản đối việc đền bù không thỏa đáng treo trước nhà chị Trâm. Ảnh: M.T

Hòa giải bất thành

Chị Trâm cho biết, gia đình chị đã liên tục gửi đơn đến các cấp có thẩm quyền nhưng duy nhất chỉ có 1 lần cán bộ địa chính, quản lý đô thị thành phố xuống ghi nhận hiện trường, UBND phường Hội Thương thì không chịu ra quyết định đình chỉ thi công đối với công trình này trong khi tường nhà chị thì ngày càng có thêm nhiều vết nứt…

Theo biên bản hòa giải ngày 30-10-2013 có đại diện lãnh đạo phường, cán bộ tư pháp, địa chính, đại diện của Công ty Việt Phương và gia đình chị Trâm thống nhất là sau khi hoàn thành công trình thì Công ty sẽ xem xét tráng lại các vết rạn nứt của tường nhà chị nếu có. Đồng thời, UBND phường Hội Thương yêu cầu hai bên chụp lại ảnh hiện trạng để làm cơ sở giải quyết sau này. Tuy nhiên, trong thời gian chờ thực hiện như cam kết, gia đình chị Trâm tiếp tục làm đơn kêu cứu.
 

Tại biên bản hòa giải ngày 27-11-2003, phía chị Trâm đề nghị cho mời đơn vị tư vấn giám định mức độ thiệt hại cho căn nhà và đại diện Công ty Việt Phương đã đồng ý với phương án này, đồng thời đề xuất thêm phương án là để tự Công ty khắc phục trên tinh thần trách nhiệm và tình làng nghĩa xóm. Phương án sửa chữa là sẽ tiến hành tô vách từ tầng trệt lên giáp mái, tiền công vật tư gia cố 3 trụ tường phía Công ty thanh toán toàn bộ; còn việc thuê người đập phá tường và đảm bảo an toàn lao động khi thi công do phía gia đình chị Trâm chịu trách nhiệm.

Do không thỏa thuận được mức giá bồi thường với Công ty Việt Phương, gia đình chị Trâm lại tiếp tục kiến nghị. Trong biên bản hòa giải lần 3, ngày 3-12-2013, phía Công ty Việt Phương cho rằng mức bồi thường theo bản dự toán của gia đình chị Trâm (113 triệu đồng) là quá cao, gần như là xây dựng mới, đồng thời hồ sơ dự toán này không được cơ quan có thẩm quyền ký nên Công ty không đồng ý. Và phía gia đình chị Trâm đã đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ công trình đang xây dựng để tiếp tục khởi kiện ra tòa án giải quyết.

“Khởi kiện ra tòa theo luật định”

Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Hồ Minh Nghĩa-Chủ tịch UBND phường Hội Thương-cho biết: UBND phường chỉ có thẩm quyền hòa giải, nhưng sau 3 lần hòa giải không thành, phường đã hướng dẫn cho các bên khởi kiện ra tòa án để được giải quyết theo luật định.

Ông Nghĩa còn cho biết, lúc gia đình chị Trâm kiến nghị với UBND phường thì công trình này đã hoàn thành xong phần thi công xây lắp, chỉ còn đưa bàn ghế và trám lại những chỗ không vừa ý, bắt điện, treo biển hiệu, trang trí nội thất phía bên trong. “Phía gia đình chị Trâm yêu cầu đình chỉ thi công, cắt điện, nước thì chỉ thực hiện được trong giai đoạn phục vụ thi công, đang thi công có máy đào, máy xúc, có công nhân và dụng cụ xây dựng ở đó thì tịch thu, nhưng giờ thì xong hết rồi, không đình chỉ thi công gì nữa”-ông Nghĩa nói.
 

Chủ tịch UBND phường Hội Thương cho biết: Ngôi nhà đã quá cũ, khi thi công phía Công ty cũng sợ bức tường này sập nên lúc đào móng đã bỏ ra một khoảng cách tường 20 cm và đào từng đoạn rồi mới đổ móng, không đào cùng lúc vì sợ tường sập.

Phía Công ty Việt Phương cũng đã có thiện chí khắc phục nhưng với mức giá theo dự toán mà gia đình chị Trâm đưa ra là quá cao. Còn về việc gia đình chị Trâm tự ý treo băng rôn nói trên, UBND phường đã cho lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ đem về phường và khẳng định sẽ tiến hành cho mời gia đình này lên để xử lý về việc vi phạm trật tự, tự ý treo băng rôn không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Minh Triều

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).