Gần 17 năm giải quyết một vụ tranh chấp đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ quy định của pháp luật về đất đai có điều chỉnh khác nhau từng giai đoạn lịch sử nên chính quyền các cấp lúng túng trong việc giải quyết một vụ tranh chấp đất. Hệ lụy gần 17 năm sự việc vẫn chưa ngã ngũ.

Bán chái nhà, không bán đất?

Bà Lê Thị Cúc thuộc đối tượng đi kinh tế mới nên vào năm 1982 được UBND xã Ia Le, huyện Chư Sê cấp cho một lô đất tại Đội 1, thôn 4 cũ (nay là thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) có diện tích trên 2.100 m2 (mặt đường quốc lộ 14 dài 32 mét). Năm 1983, bà Cúc cùng chồng dựng căn nhà tạm trên một phần lô đất này để ở. Năm 1986, gia đình bà Cúc dỡ ngôi nhà tạm và dựng lại nhà gỗ 3 gian cho đến ngày 24-10-1990 thì bán cho ông Huỳnh Lợi với giá 8 chỉ vàng rồi chuyển đến chợ Ia Le.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Riêng phần chuồng heo của căn nhà ván 3 gian bà Cúc không bán mà cho ông Huỳnh Lợi. Sau đó ông Lợi dỡ toàn bộ căn nhà ván về thôn 5, xã Ia Le còn nền xi măng, 1 chuồng heo và mái hiên sau ông Lợi lại bán cho ông Nguyễn Luận với giá 1 chỉ vàng. Tuy nhiên, sau đó bà Cúc quay lại lấy phần chuồng heo nên vợ chồng ông Huỳnh Lợi phải mua ván để đền lại cho ông Nguyễn Luận với giá 5 phân vàng. Từ đây, ông Luận sử dụng vật kiến trúc đã mua và trồng cây lâu năm trên mảnh đất đó.

Tháng 4-1996, bà Cúc lại mang vật liệu về xây dựng nhà trên lô đất đã bán vật kiến trúc cho ông Huỳnh Lợi. Bấy giờ ông Nguyễn Luận đã trồng điều lên cao nên bà Cúc đã chặt cây dẫn đến hai bên xảy ra tranh chấp. Cả bà Cúc và ông Luận cùng viết đơn khiếu nại đến UBND xã Ia Le nhưng nhiều lần hòa giải bất thành. Ông Luận tiếp tục khiếu nại đến UBND huyện Chư Sê (cũ) và nhiều cơ quan tư pháp khác song gần 17 năm trôi qua vẫn chưa có hồi kết.

Rối ren cách giải quyết

Trong quá trình giải quyết, ngày 19-4-1996 UBND xã Ia Le phát hiện ông Nguyễn Luận dùng giấy tờ giả mạo trong việc mua bán nhà và vật kiến trúc với ông Huỳnh Lợi (sửa chữa ngày và giả chữ ký của Chủ tịch UBND xã Ia Le).

Ngày 2-5-1997, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh tham gia giải quyết việc khiếu nại và kết luận việc mua bán này là có thật nhưng do giấy tờ bị thất lạc nên ông Luận làm lại. Đồng thời, lấy lý do theo Pháp lệnh Nhà ở năm 1991 và Luật Đất đai năm 1988 không cho phép sang nhượng đất đai nên bà Cúc và ông Lợi chỉ bán vật kiến trúc gắn liền với đất chứ không bán đất là không phù hợp.

Song, Viện Kiểm sát chỉ đề nghị “cần phải xem xét thực tế cho phù hợp với tình hình địa phương”. Từ đó, ngày 27-10-1997, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê ra quyết định không thuộc quyền sử dụng đất cho ông Luận và đất đang tranh chấp “Nhà nước vẫn đương nhiên quản lý”. Không đồng tình, ông Luận khởi kiện ra Tòa Hành chính quyết định ngày 27-10-1997 của Chủ tịch UBND huyện Chư Sê. Trong thời gian Tòa giải quyết, ngày 29-4-1998, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê ra quyết định thu hồi quyết định ngày 27-10-1997 và đương nhiên vụ kiện hành chính phải… đình chỉ.

Tiếp đến, ngày 27-8-1998, UBND huyện Chư Sê tổ chức cuộc họp liên ngành để lấy ý kiến và ngày 5-9-1998 ban hành thông báo kết luận cuộc họp với nội dung không công nhận quyền sử dụng đất của ông Luận và bà Cúc cũng có “hành vi vi phạm pháp luật về bán nhà, vật kiến trúc, lấn chiếm nhà trái phép cần xử lý nghiêm ngoài hình phạt chính (thuật ngữ này không chính xác-N.V)… buộc trả lại đất cho địa phương quản lý”.

Đến ngày 15-11-2000, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê ra quyết định chuyển toàn bộ vụ việc sang cơ quan Công an xem xét để xử lý về mặt hình sự đối với việc làm giấy tờ giả của ông Luận. Ông Luận lại khởi kiện ra Tòa Hành chính đối với quyết định ngày 15-11-2000 của Chủ tịch UBND huyện Chư Sê. Khi tòa đang thụ lý, ngày 30-10-2003, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê lại ra quyết định thu hồi quyết định ngày 15-11-2000 nên vụ kiện hành chính lại… chấm dứt và chuyển sang tranh chấp dân sự giữa bà Cúc với ông Luận. Không đồng tình, ông Luận kháng cáo nhưng ngày 3-2-2005, Tòa án Nhân dân tối cao tại Đà Nẵng bác kháng cáo.

Vụ việc sau đó vẫn tiếp tục được nhiều ngành giải quyết với nhiều thông báo, công văn khác nhau và hiện nay UBND huyện Chư Pưh đang thụ lý nhưng vẫn chưa ngã ngũ. Tuy nhiên, trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, bà Lê Thị Cúc đã nhiều lần đề xuất chia đôi mảnh đất đang tranh chấp nhưng ông Luận không chấp nhận. Theo chúng tôi, việc chia đôi là hợp lý vì bà Lê Thị Cúc vẫn đang ở trên mảnh đất này từ lúc tranh chấp.

Lê Văn Nhung

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).