Hà Nội dấu yêu - cuốn sách ảnh không thể xem nhanh của Nguyễn Hữu Bảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từng là tác giả của nhiều cuộc triển lãm gây tiếng vang cả trong và ngoài nước, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo cho biết, triển lãm ảnh và đồng thời ra mắt sách “Hà Nội dấu yêu”  diễn ra ngày 23-9-2016 là một dự định được ấp ủ và chuẩn bị lâu nhất trong sự nghiệp của anh nay đã thực hiện được: 6 năm.
 

Là người lưu giữ và nắm bắt được nhiều khoảnh khắc đẹp và đắt giá về Hà Nội, lẽ ra “Hà Nội dấu yêu” phải là cuốn sách ảnh đầu tay nhưng có lẽ vì quá yêu dấu Hà Nội mà NAG Nguyễn Hữu Bảo trở nên chăm chút, chắt chiu và thậm chí là kỹ tính hơn chăng với việc dãi bày tâm tư, tình cảm của mình về một Hà Nội sâu lắng.

Có phải vì Hà Nội không thể vội nên cứ đành nhường nhịn cho những dự án khác có cơ hội “trình làng” trước như “Ký ức Làng”, “Ký ức phố”…

“Hữu Bảo là người Hà Nội, sống ngay giữa lòng Hà Nội của một thời nhiều biến động. Sự thẩm thấu tự nhiên với những gì gần gũi xung quanh anh thông qua chiếc máy ảnh, không chỉ làm công việc thỏa mãn hứng thú riêng của người cầm máy mà còn khiến tôi mất không ít thời gian để thấy được hoặc liên tưởng tới điều gì đó qua từng bức ảnh, từng cụm ảnh nhiều khi tưởng như vô tình” - Nhà sử học Dương Trung Quốc - người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cũng phải thốt lên như vậy khi ngắm mãi, ngẫm mãi không thôi những tác phẩm của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo.

Hà Nội dấu yêu tập hợp những bức ảnh đen trắng theo thể loại báo chí - phản ánh những gì có thật, không dàn dựng, không hư cấu.

Trắng - đen với những giai điệu của sắc độ đậm nhạt khác nhau trên trên ảnh không chỉ cho thấy tay nghề của người chụp mà còn thấy được chiều sâu của sự vật, không bị tác động bởi màu mè pha loãng tâm cảm người xem. Nó giống như một lời nói thẳng trong giao tiếp ngôn ngữ.

Hà Nội dấu yêu là tập ảnh ký sự về đời sống con người và phong cảnh Hà Nội trong thời hiện tại chừng 30 năm gần đây... Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chia sẻ: “Đời sống Hà Nội trong các bức ảnh của Nguyễn Hữu Bảo phản ảnh nỗi lòng, tâm sự và thẩm mỹ của anh và tầng lớp trung lưu thị dân sống ở Thủ đô mà anh thuộc lòng… Những bức ảnh đen trắng của Nguyễn Hữu Bảo bộc lộ một kiểu tình yêu Hà Nội thường trực, có cả đau đớn lẫn sự thỏa mãn, khoái chí đan xen nhau”.

“Cảm xúc của Hữu Bảo qua những tấm ảnh sẽ lan tỏa đến với người xem như một chất men, làm nung nấu trong mỗi con người của các thế hệ khác nhau một tình cảm mà người nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa này đã gửi gắm ở tên gọi giản dị nhưng rất đỗi chân thành trong cuốn sách ảnh Hà Nội dấu yêu”, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét như vậy và khẳng định: “Đó là cuốn sách ảnh không thể xem nhanh”.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...