Trưng bày chuyên đề "Lý Sơn- Di sản văn hóa biển, đảo"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Văn hóa- Du lịch Lý Sơn lần thứ I- năm 2018 từ ngày 29/6-03/7, tại khuôn viên tượng đài và Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải, UBND huyện Lý Sơn vừa tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Lý Sơn- Di sản văn hóa biển, đảo”, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, UBND các huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, thành phố Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn, cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân của huyện Đảo.
Toàn cảnh đảo Lý Sơn
Toàn cảnh đảo Lý Sơn

Tại buổi lễ, ông Lê Văn Ninh- Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, Phó Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ Văn hóa- Du lịch Lý Sơn năm 2018 cho rằng, hoạt động trưng bày bày chuyên đề “Lý Sơn- Di sản văn hóa biển, đảo”  là dịp để nhân dân cả nước có cái nhìn sâu sắc hơn về đời sống, sinh hoạt, lao động của người dân Lý Sơn từ xưa đến nay, cũng như các giá trị, đặc trưng văn hóa truyền thống, lễ hội, cảnh đẹp Lý Sơn. Đồng thời cũng là điều kiện để đông đảo cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, thanh thiếu niên và học sinh trên huyện đảo Lý Sơn và du khách được trực tiếp tham quan, tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu lịch sử quan trọng khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ông Lê Văn Ninh- Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn phát biểu tại lễ khai mạc
Ông Lê Văn Ninh- Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn phát biểu tại lễ khai mạc
Ông Ninh mong rằng, qua trưng bày lần này, những hình ảnh, đặc trưng văn hóa truyền thống của người dân Lý Sơn nói riêng và các địa phương ven biển nói chung đến được với tất cả bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và những hình ảnh, hiện vật, tư liệu trưng bày, cũng như đất và người của quê hương Hải đội Hoàng Sa sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.
 Giới thiệu cho du khách và các cán bộ, chiến sĩ hải quân các sản phẩm làm từ tỏi và các đặc sản của quê hương Hải đội Hoàng Sa.
Giới thiệu cho du khách và các cán bộ, chiến sĩ hải quân các sản phẩm làm từ tỏi và các đặc sản của quê hương Hải đội Hoàng Sa.
Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí địa chính trị chiến lược rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là địa phương có bề dày vè lịch sử, văn hóa truyền thống và nhiều danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, Lý Sơn là nơi đã sản sinh ra Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải và là nơi lưu giữ nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Tổ quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tại khuôn viên thực hiện trưng bày, Ban Tổ chức giới thiệu đến du khách hơn 120 tư liệu, hiện vật thông qua 04 nội dung trưng bày gồm: Giới thiệu chung về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn và đặc trưng văn hóa của cư dân đảo Lý Sơn; Di sản địa chất Lý Sơn- Công viên địa chất toàn cầu; Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- những bằng chứng lịch sử và pháp lý và Trưng bày các đặc sản của Lý Sơn.
Các đại biểu xem ảnh trưng bày
Các đại biểu xem ảnh trưng bày
Trong đó, có 40 hình ảnh, 20 hiện vật, mẫu vật giới thiệu chung về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn, đặc trưng văn hóa cư dân đảo Lý Sơn, hoạt động khai thác biển, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của cư dân đảo Lý Sơn- Lý Sơn đổi mới và phát triển; 15 hiện vật, mẫu vật và 20 hình ảnh về di sản địa chất Lý Sơn; cùng các hình ảnh, bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- Những bằng chứng pháp lý”; triển lãm số sử dụng công nghệ thực tế ảo 3D (VR3D) và các đặc sản của Lý Sơn và các địa phương ven biển trong tỉnh.
Những hiện vật là dụng cụ lao động sản xuất hàng ngày của cư dân Lý Sơn ​
Những hiện vật là dụng cụ lao động sản xuất hàng ngày của cư dân Lý Sơn ​
Trưng bày chuyên đề “Lý Sơn- Di sản văn hóa biển, đảo” là một hoạt động thông tin tuyên truyền quan trọng nhằm góp phần nâng cao nhận thức, khẳng định tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đồng thời, mang lại một góc nhìn mới về đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất của người dân Lý Sơn từ xưa đến nay nhằm giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa truyền thống, những lễ hội tâm linh, những phong cảnh sơn thủy hữu tình của huyện đảo đến với du khách trong và ngoài nước.
Nguyễn Đăng Lâm (vanhien.vn)

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.