Tranh Xuân Thu lên… áo dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019, một số tranh sơn mài của nữ họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu (TP. Pleiku) đã được nhà thiết kế Nguyễn Quang Huy-Giám đốc sáng tạo Công ty cổ phần QH Mode (Hà Nội) chọn in trên áo dài để biểu diễn tại Lễ hội áo dài.
Chỉ còn 1 tháng nữa, Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động phong phú. Thường xuyên tham gia các hoạt động tại Festival Nghề truyền thống Huế qua các năm, lần này, nhà thiết kế Nguyễn Quang Huy chọn chủ đề “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” cho bộ sưu tập áo dài đặc sắc của mình. Và dòng tranh sơn mài về đề tài lễ hội, con người Tây Nguyên của nữ họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu đã được mời góp mặt trong bộ sưu tập này. Nhà thiết kế Quang Huy chia sẻ: “Tôi được biết chị Xuân Thu là một họa sĩ nổi tiếng của Tây Nguyên, có nhiều sáng tác về chủ đề con người, không gian sinh hoạt, lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, đồng thời lại thể hiện trên chất liệu sơn mài-chất liệu truyền thống của dân tộc. Đó là lý do tôi mời chị gửi tranh để in lên áo dài tham gia Festival lần này”.
Nữ họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu bên một tác phẩm. Ảnh: P.L
Nữ họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu bên một tác phẩm. Ảnh: P.L
Nhà thiết kế Quang Huy cho biết, cùng với họa tiết thổ cẩm, anh lựa chọn các chi tiết đắt giá như cảnh sinh hoạt, các lễ hội đông người, nhà sàn… trong từng bức tranh sơn mài của họa sĩ Xuân Thu kết hợp với xử lý đồ họa để in lên áo dài sao cho vừa mang nét hiện đại, hợp thời trang, lại vừa đậm chất truyền thống. Hiện có 9 bức tranh của nữ họa sĩ đã được nhà thiết kế Quang Huy sử dụng cho 10-15 bộ áo dài. Những tác phẩm còn lại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Tất cả sẽ được thể hiện tại Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019 tổ chức vào cuối tháng 4 tới.
 Nổi tiếng về tranh sơn mài với mảng đề tài Tây Nguyên từ lâu, đây là lần đầu tiên nữ họa sĩ Xuân Thu được mời gửi tranh để in áo dài. Chính vì vậy, bà đặc biệt chú trọng trong việc chọn tác phẩm gửi cho nhà thiết kế. Đó đều là những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của bà như: Lễ hội Pơ thi, Những gương mặt, Hoa đường về, Vòng xoang ngày hội, Bên nhà mồ, Lên nương, Sưởi nắng, Giọt nước… Còn gì tự hào hơn khi nhìn thấy những “đứa con tinh thần” của mình được in trên quốc phục của dân tộc, rạng rỡ trước sự chiêm ngưỡng của bạn bè trong và ngoài nước. Nữ họa sĩ tâm sự: “Khi nhận được lời đề nghị, tôi rất vui. Càng vui hơn khi đây là dịp tôi được trở về quê hương, nguồn cội để giới thiệu những nét văn hóa truyền thống độc đáo của mảnh đất nơi mình đang sống. Sự kiện Festival Nghề truyền thống Huế cũng có sự tham gia của bạn bè quốc tế nên qua các tác phẩm được nhà thiết kế Quang Huy chọn in trên áo dài, tôi hy vọng sẽ có cơ hội giới thiệu thêm về mảng đề tài Tây Nguyên mà mình yêu thích”.

Nhà thiết kế Quang Huy-Giám đốc sáng tạo Công ty cổ phần QH Mode (Hà Nội): “Những họa tiết văn hóa trong tranh của họa sĩ Xuân Thu sẽ khiến cho bộ sưu tập áo dài của chúng tôi thêm phong phú. Từ đó sẽ tôn vinh, phô diễn được hết những nét độc đáo của không gian nghề truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam như dệt thổ cẩm, sơn mài, thêu…”.
 PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…