Về với Điện Biên...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Liên hoan Tuyên truyền lưu động “Về với Điện Biên” là một chuỗi hoạt động văn hóa, văn nghệ do Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) tổ chức tại tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019). Với các nghệ sĩ thuộc Đội Tuyên truyền lưu động-Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, đó là hành trình đầy ắp kỷ niệm.
Trở về sau chuyến đi kéo dài hơn 1 tuần lần lượt qua các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên để tham gia Liên hoan tuyên truyền lưu động “Về với Điện Biên”, ông Đặng Công Hưng, Trưởng phòng Văn hóa-Văn nghệ-quần chúng (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc. “Sau chuyến đi này, chúng tôi đã nhận rất nhiều tình cảm của bà con nhân dân những nơi đoàn Gia Lai tham gia biểu diễn cũng như tình cảm của các Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh bạn. Đây thực sự là chuyến đi đáng nhớ, để lại ấn tượng sâu đậm, khiến các nghệ sĩ trong đoàn đều cảm thấy tự hào”-ông Hưng bày tỏ.
 Đoàn Gia Lai với các tiết mục đậm chất Tây Nguyên tại Liên hoan (Ảnh do đơn vị cung cấp).
Đoàn Gia Lai với các tiết mục đậm chất Tây Nguyên tại Liên hoan (Ảnh do đơn vị cung cấp).
Hành trình “Về với Điện Biên” có sự tham gia của 26 đội tuyên truyền lưu động ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Liên hoan gồm các chuỗi sự kiện: biểu diễn văn nghệ phục vụ cơ sở, diễu hành xe cổ động biểu dương lực lượng trên các tuyến phố chính khu vực TP. Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên; triển lãm tranh, ảnh, hiện vật. Tham gia biểu diễn văn nghệ, đoàn Gia Lai có 3 đêm diễn tại cơ sở, trong đó đêm diễn tại huyện Mường Lay để lại nhiều cảm xúc nhất. Với các tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc “Rừng sáng”, kịch thông tin “Điện Biên trong lòng dân Tây Nguyên”, tốp ca nam “Hội cầu mưa”, đoàn Gia Lai đã chiếm trọn vẹn tình cảm của nhân dân địa phương.
Ông Đặng Công Hưng chia sẻ: “Các tiết mục chúng tôi biểu diễn đều đậm đà màu sắc Tây Nguyên, thể hiện được tinh thần bất khuất của người dân vùng đất đỏ bazan trong giai đoạn hòa cùng chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Kịch thông tin thì được dàn dựng công phu, nội dung phù hợp với mục đích tuyên truyền, thể hiện được tình cảm của người Gia Lai đối với Điện Biên nên dễ dàng đi vào lòng người. Ngay cả chúng tôi cũng không ngờ lại thành công đến vậy. Chương trình biểu diễn kết thúc khá lâu nhưng người dân vẫn nán lại quanh xe của đoàn Gia Lai để tặng hoa, trò chuyện cùng các ca sĩ, diễn viên”. Sau đêm diễn tại Mường Lay, trong đêm Liên hoan tại TP. Điện Biên Phủ, cùng 8 đoàn của các tỉnh thành, tiết mục “Mừng Tây Nguyên thắng trận” của đoàn Gia Lai cũng được chọn công diễn và được Ban tổ chức Liên hoan trao giải A. Ngoài ra, tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc “Rừng sáng” cũng đạt giải A, hát múa “Già làng kể khan” và kịch thông tin đạt giải B.
Cùng với biểu diễn tuyên truyền lưu động, tại 2 nội dung xe cổ động và triển lãm tranh, ảnh, hiện vật, đoàn Gia Lai cũng được Ban tổ chức Liên hoan và nhân dân Điện Biên đánh giá cao. Ông Hưng cho biết: “Xe tuyên truyền cổ động của Gia Lai đã được Ban tổ chức trao giải A. Về triển lãm, các tranh, ảnh mà đoàn Gia Lai đem đến trưng bày có nội dung giới thiệu về mảnh đất, con người Gia Lai trong khoảng thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng. Ở nội dung này, chúng tôi đạt giải B”.
Vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc sau chuyến công tác, chị Phạm Thị Quyên-Đội Tuyên truyền lưu động, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San-bộc bạch: “Đây là lần đầu tiên tôi được đến với Điện Biên. Không chỉ được tham quan di tích lịch sử, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, chúng tôi còn được biểu diễn phục vụ cho bà con nơi đây và nhận được tình cảm rất nồng hậu. Điều ấy khiến tôi cũng như các anh chị em trong đoàn cảm thấy rất hạnh phúc”.
 PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...