Lựa chọn của nhà báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, cùng với các hoạt động chào mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, sự quan tâm chia sẻ, động viên của lãnh đạo các cấp, các ngành, bạn đọc gần xa đem đến cho báo giới rất nhiều khích lệ, niềm vui.
  Quang cảnh buổi Tọa đàm kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6. Ảnh: Đ.T
Quang cảnh buổi Tọa đàm kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6. Ảnh: Đ.T
Đảng, Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực báo chí với hàng loạt chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho báo chí phát triển vững mạnh, hoạt động thuận lợi, đời sống nhà báo được cải thiện. Tại Gia Lai, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội, các đơn vị, địa phương và đông đảo bạn đọc cũng luôn dành sự quan tâm đến sự nghiệp báo chí tỉnh nhà. Với sự quan tâm đó, báo chí địa phương đã sáng tạo, nỗ lực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; phát huy rất tốt vai trò phản biện góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh và tiến bộ; đặc biệt là định hướng dư luận và đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch.
Trước sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, báo chí nói chung, những người làm báo địa phương nói riêng càng nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình, làm sao để tờ báo xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Hiện nay, mặt trái xã hội như: đạo đức xuống cấp, thói thực dụng, vô tâm, làm giàu bằng mọi thủ đoạn, ô nhiễm môi trường, tội phạm và tệ nạn, tham nhũng, tiêu cực… là những thách thức rất lớn mà hệ thống chính trị các cấp, các ngành chức năng phải tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, trong đó có trách nhiệm của báo chí.
Trong đội ngũ những người làm báo cũng đang tồn tại những “con sâu làm rầu nồi canh”. “Tai nạn nghề nghiệp” trong làng báo là có nhưng đơn lẻ và không chủ tâm. Nhưng còn đó không ít nhà báo lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để làm điều phi pháp, vi phạm tôn chỉ mục đích, quy chế đạo đức nghề nghiệp, bị pháp luật nghiêm minh trừng trị.
Trên thực tế, không cứ nghề báo mới nguy hiểm, phức tạp hay vẻ vang, cao quý. “Chỉ có người hèn chứ không có nghề hèn”-Bác Hồ đã dạy như vậy. Với bất cứ nhà báo nào, vấn đề luôn đặt ra đối với họ là chấp nhận dấn thân, dũng cảm đương đầu với khó khăn, nguy hiểm, không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác, cái tiêu cực hay “dĩ hòa vi quý”, “bình chân như vại” đánh đổi “một sự nhịn chín sự lành” cốt “an phận thủ thường” để “vinh thân phì gia”. Thời không bom đạn không có nghĩa là không thử thách, nguy hiểm. “Viên đạn bọc đường” là cổ phiếu, bất động sản, dự án, nhà lầu, xe hơi, vàng bạc đá quý, ngoại tệ, gái đẹp… của phe cánh, nhóm lợi ích, của những mưu cầu phi lý đã làm không ít cán bộ công quyền, thậm chí là ở cấp cao phải vướng vào vòng lao lý và nhà báo cũng không là ngoại lệ. Đây là bài học nhãn tiền dành cho nhiều nhà báo trong thực tại, khi bẻ cong ngòi bút, đi ngược lại tôn chỉ, mục đích báo chí cách mạng.
Thực trạng đó ít nhiều làm suy suyển niềm tin, sự yêu mến của lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, độc giả đối với báo chí. Vậy nên, kiên quyết tránh xa tiêu cực, chấp hành nghiêm quy định pháp luật, củng cố vững chắc đạo đức làm nghề và không ngừng học tập, rèn luyện, cọ xát thực tế để nâng cao trình độ mọi mặt, trong đó có kỹ năng, nghiệp vụ là lựa chọn quan trọng nhất để gắn bó với nghề của nhà báo hiện nay. Lãnh đạo báo chí phải đi đầu thực hiện điều này để làm gương cho đội ngũ của mình. Nhà báo lại phải nghiêm túc học tập, rèn luyện để tiến bộ, nhận diện, phân tích đúng-sai, để có thái độ lựa chọn và quyết định đúng đắn. Yêu cầu trọn vẹn ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê là sự thể hiện đầu tiên của bản lĩnh, của lòng tự trọng người làm báo. Không ngừng sáng tạo, nghiêm túc giữ mình không để quyền lực, vật chất, thói hư tật xấu lũng đoạn chi phối làm cho sa ngã hư hỏng… tiếp tục là những đòi hỏi cấp thiết đối với nhà báo trong hiện tại và tương lai.
Khi đặt vấn đề lựa chọn chỗ đứng của nhà báo hiện nay thì những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh-người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam: “Viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào, viết để làm gì?” vẫn nguyên giá trị thời sự về phương pháp-phương pháp làm báo khoa học, tôn trọng hiện thực khách quan nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính định hướng, tính tư tưởng. Điều mà làm được như thế, nhà báo chính là người chiến sĩ, và trang giấy, cây bút là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hóa vậy.
 THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...