Nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương gần... nửa thế kỷ ra tiểu thuyết mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo The Guardian ngày 28-10, nhà văn châu Phi từng đoạt giải Nobel - Wole Soyinka (86 tuổi) vừa ra quyển tiểu thuyết thứ 3 trong sự nghiệp của mình, cách quyển trước đó gần... 50 năm.
 

Chân dung nhà văn 86 tuổi Wole Soyinka.
Chân dung nhà văn 86 tuổi Wole Soyinka.


Nhà văn châu Phi đầu tiên đoạt giải Nobel Văn chương năm 1986 là Wole Soyinka trong hơn 5 thập niên cầm bút chỉ sáng tác 3 quyển tiểu thuyết, mà quyển thứ 3 của ông ra đời cách quyển trước đó gần nửa thế kỷ.

Chia sẻ trên trang This is Lagos, nhà văn sinh năm 1934 cho biết nhờ... dịch Covid-19 và tình trạng giãn cách xã hội nên ông mới có thời gian và cảm hứng viết quyển tiểu thuyết thứ 3 mang tên Chronicles of the Happiest People on Earth. Hai quyển tiểu thuyết trước đó của nhà văn lão làng này ra đời trước khi ông được trao giải Nobel là The Interpreters (1965) và Season of Anomy (1973).

 

Bìa quyển tiểu thuyết có độ dài trên 500 trang bằng Anh ngữ Chronicles of the Happiest People on Earth.
Bìa quyển tiểu thuyết có độ dài trên 500 trang bằng Anh ngữ Chronicles of the Happiest People on Earth.


Quyển tiểu thuyết thứ 3 này dự kiến xuất bản ở Nigeria, quê hương của chính nhà văn trong năm nay trước khi được xuất bản trên toàn thế giới vào năm sau. Bên cạnh việc ra mắt tiểu thuyết mới ở độ tuổi đáng lẽ ra nên nghỉ ngơi, nhà văn Wole Soyinka còn tận dụng thời gian giãn cách xã hội trong mùa dịch làm đạo diễn sân khấu. Vở kịch do ông đồng chỉ đạo sẽ ra mắt công chúng trong tháng 12 tới.

Wole Soyinka là một nhà văn chuyên sáng tác bằng tiếng Anh và các tác phẩm nghệ thuật của ông trải dài ở nhiều thể loại từ thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, điện ảnh... Chia sẻ về tác phẩm Chronicles of the Happiest People on Earth lần này, ông cho biết quá trình viết quyển tiểu thuyết rất kỳ công bởi lẽ ông viết nó trong hơn 5 tháng liền từ phòng ăn đến phòng ngủ.

 

Những tiểu thuyết kinh dị đáng đọc mùa Halloween
 
Phim Tâm thần hoảng loạn (1960) của đạo diễn Alfred Hitchcock chuyển thể từ quyển truyện kinh điển cùng tên của nhà văn Robert Bloch.
Phim Tâm thần hoảng loạn (1960) của đạo diễn Alfred Hitchcock chuyển thể từ quyển truyện kinh điển cùng tên của nhà văn Robert Bloch.

Theo danh sách bình chọn của The Guardian ngày 28-10, mùa Halloween năm nay (31.10), những "mọt sách" có thể dành thời gian để "ngấu nghiến" những quyển tiểu thuyết kinh dị bất hủ của văn học thế giới. Các tác phẩm như Rồng đỏ của nhà văn Thomas Harris, quyển tiểu thuyết theo phong cách Gothic duy nhất của tác giả Oscar Wilde là Chân dung Dorian Gray, truyện Quỷ ám của nhà văn William Peter Blatty, Vòng tròn ác nghiệt của tác giả Koji Suzuki, quyển Tâm thần hoảng loạn (Psycho) của tác giả Robert Bloch, quyển Misery của nhà văn chuyên viết truyện kinh dị nổi tiếng Mỹ là Stephen King... rất đáng để độc giả "giết" thời gian.
Trong số những tiểu thuyết này, có quyển được chuyển thể thành phim và đạt được thành công vang dội trên thế giới. Đơn cử như quyển Quỷ ám, nó được chuyển thể thành bộ phim cùng tên năm 1973 do William Friedkin chỉ đạo, nhận được 10 đề cử Oscar (thắng 2) và 7 đề cử giải Quả cầu vàng (thắng 4). Ngoài ra có thể kể tới tác phẩm Tâm thần hoảng loạn, phim kinh dị kinh điển đen trắng của bậc thầy làm phim Alfred Hitchcock, được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Robert Bloch. Đây là phim nhận được 4 đề cử Oscar, được xem là một trong những thước phim mẫu mực của điện ảnh thế giới.


Theo Đông Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.