Nhà thơ Phạm Đức Long: Viết để cân bằng chính mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuộc thi viết “Người thầy thuốc trong tôi” được Báo Người lao động phát động vào ngày 16-8-2021, ngay giữa đợt cao điểm bùng phát dịch Covid-19. Cuộc thi nhằm tôn vinh lực lượng y-bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch và chăm sóc sức khỏe người dân.
Qua rà soát, Ban tổ chức cuộc thi đã duyệt đăng hơn 30 bài viết về gương sáng cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp, cống hiến, sáng tạo trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, nghiên cứu y học và đặc biệt là công cuộc phòng-chống đại dịch Covid-19. Ngày 26-5 vừa qua, Báo Người lao động đã trao giải cho 8 tác phẩm xuất sắc nhất. Và thật bất ngờ khi nhà thơ Phạm Đức Long (tỉnh Gia Lai) với tác phẩm “Nữ y tá trên đỉnh Kon Chiêng” đạt giải nhì.
Tác phẩm viết về cuộc đoàn tụ đầy cảm động của nữ y tá Lê Thị Mỹ Ngọc và con gái Võ Thị Mỹ Phương (sau này đổi tên thành Võ Thị Ngọc Duệ). Hai mẹ con nữ y tá trên đỉnh Kon Chiêng này đã bị thất lạc nhau từ năm 1972, sau một đợt tấn công của địch vào bệnh xá và bắt đi cô bé làm con tin. Sau hơn 30 năm miệt mài tìm kiếm, vào ngày 5-6-2008, bà Ngọc đã được đưa vào chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” và tìm được cô con gái của mình. Đó là câu chuyện cổ tích nối liền giữa thời chiến và thời bình với kết thúc có hậu cho nữ y tá. Có lẽ chính vì sự chân thật, tình yêu thương và cả niềm hy vọng được tác giả truyền tải trong câu chuyện mà tác phẩm đã đạt giải cao.
Nhà thơ Phạm Đức Long (đứng giữa) tại lễ trao giải cuộc thi viết “Người thầy thuốc trong tôi”. Ảnh: Kim Sơn
Nhà thơ Phạm Đức Long (đứng giữa) tại lễ trao giải cuộc thi viết “Người thầy thuốc trong tôi”. Ảnh: Kim Sơn
Nhà thơ Phạm Đức Long chia sẻ: “Mới đầu, tôi cùng chỉ nghĩ là tham gia viết cho vui như một cách cổ động những y-bác sĩ mà mình thân thiết. Khi biết tác phẩm của mình đạt giải, tôi rất bất ngờ vì hầu hết các tác phẩm đạt giải đều kể về câu chuyện của những y-bác sĩ trong cuộc chiến chống Covid-19. Duy chỉ có tác phẩm của tôi là kể về hoàn cảnh của người nữ y tá trong thời chiến. Có lẽ chất liệu chính của tác phẩm chính là chuyện đời đầy éo le của một người mẹ, người y tá và chiến sĩ trong thời chiến đã khiến nhiều người rung động chăng?”.
Không chỉ được nhiều người biết đến với bài thơ “Khoảng trời lá thông” mà Phạm Đức Long còn viết truyện, viết báo. Với hơn 11 đầu sách, nhưng nghề chính của ông lại là một kỹ sư nông nghiệp. Giờ đây, khi đã nghỉ hưu, nhà thơ Phạm Đức Long vẫn tự chọn cách cân bằng chính mình là thỏa mãn đam mê vườn tược cũng như viết lách.
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.