"Xấu thì xấu vừa thôi, chứ phụ nữ xấu quá, em nói thật, nếu bố mẹ hai bên ép lấy nhau là hỏng cả một đời con cháu luôn!" - ý kiến của nhân vật nam giới tuổi 33 trong một chương trình hẹn hò đang khiến dư luận chú ý.
Chúng tôi cũng đang xôn xao bởi mình là... phụ nữ, lại là phụ nữ chẳng đẹp!
Vóc dáng thanh mảnh, khuôn mặt ưa nhìn, nụ cười tỏa nắng - những nét đẹp cơ bản đa phần ai cũng mong muốn sở hữu, nhưng chẳng may thiếu hụt thước tấc, thiếu hụt nhan sắc, có lẽ nào đó là cái tội của phụ nữ? Ngược lại, khe khắt quá với nhan sắc nữ giới, phải chăng đó là bản chất của quý ông phương Đông chúng ta?
Trong văn chương, người phụ nữ xấu đến mức ma chê quỷ hờn như Thị Nở vẫn được nhà văn Nam Cao ưu ái dành tặng một anh Chí Phèo để rồi khuôn mặt xấu xí kia, cái tính dở hơi ấy vẫn đủ sức thức tỉnh lương tri trong "con quỷ dữ làng Vũ Đại". Vậy thì hà cớ gì cứ miệt thị người phụ nữ xấu?
Bạn tôi thiếu thước tấc vẫn ngày ngày mơ mộng giá mà mình cao thêm dăm bảy phân sẽ diện đồ đẹp hơn, dẫu biết ước mơ đó mãi mãi chỉ là mơ ước. Nhưng bạn vẫn ngày ngày đứng trên bục giảng làm con ong cần mẫn góp mật xây đời, rải lộc xanh trên trang vở tương lai của học trò!
Chị tôi vẫn thường tự ti với vóc người thô ráp, da mặt chi chít vết thâm. Dù vậy, chị vừa "hạ cánh nơi anh" êm ái với người chồng nhận ra vẻ đẹp nội tâm của người con gái dịu dàng, chăm chỉ, lương thiện.
Ngoài kia, bao người con gái sinh ra và lớn lên trong cái nhìn ái ngại của người thân bởi khiếm khuyết trên cơ thể. Nhưng rồi, họ lại tỏa sáng rực rỡ như những đóa hoa bằng hành động, bằng nghị lực và bằng niềm tin mãnh liệt vào sự tử tế giữa người và người.
Biết bao người phụ nữ dẫu không đẹp về ngoại hình vẫn đủ sức níu chân người đàn ông. Bởi nhan sắc có thể làm tươi mát ánh nhìn của nam giới trong nhất thời, còn vẻ đẹp nội tâm và tài năng của phái đẹp có thể khiến cuộc đời người đàn ông đi cùng họ bừng sáng cả chặng đường dài.
Sau tất cả, nếu chẳng thể buông lời khen cũng đừng vô tình chê bai, đừng tự trao cho mình quyền miệt thị vẻ ngoài của người khác - nhất là về phái nữ…
Buông lỏng quản lý nội dung trên YouTube
Chương trình se duyên được nhắc ở trên được phát trên cả hai hệ thống truyền hình và YouTube. Với sự kiểm duyệt của nhà đài, những lời bình luận về phụ nữ đã được biên tập và cắt bỏ.
Nhưng trên trang YouTube của chương trình, nhà sản xuất còn giật tít: "Chỉ lấy vợ xinh, vòng 3 khủng, anh quản lý check luôn cô giáo vành khuyên" khiến một số người xem cảm thấy bất bình và đề nghị "chỉnh lại tiêu đề vì mất đi hình ảnh của chương trình".
Câu chuyện này chỉ là một trong nhiều ví dụ về sự "lệch pha" giữa chương trình được phát trên truyền hình và trên YouTube.
Mới đây, một người tham gia talkshow chia sẻ những câu chuyện hôn nhân đã lên tiếng trên Facebook cá nhân khi thấy chương trình đưa tiêu đề về talkshow có sự tham gia của chị khá phản cảm. Ngay sau đó, ban tổ chức chương trình phải gỡ bỏ nội dung này trên YouTube…
Hiện nay, một chương trình sau khi được phát sóng trên truyền hình có thể nhanh chóng lên YouTube để tiếp tục được khai thác. Tuy nhiên, nếu cùng xem một chương trình được phát ở hai phiên bản truyền hình và YouTube, khán giả sẽ thấy có sự khác biệt về thời lượng lẫn nội dung.
Thông thường chương trình phát trên YouTube có thời gian phát dài hơn, không bị kiểm duyệt nội dung. Khi lên YouTube, chi tiết hài, giật gân… được khai thác triệt để, với mục tiêu càng thu hút người xem càng thu được nhiều quảng cáo.
Và theo một nhà quản lý truyền hình, "đó là nỗi khổ của những người làm truyền hình hiện nay. Những chương trình nghiêm túc, kiểm duyệt chặt chẽ trên truyền hình chính thống thì quảng cáo đổ vào ngày càng ít. Trong khi đó trên các hệ thống YouTube, quảng cáo ngày càng nhiều mà nội dung trên YouTube đang bị buông lỏng quản lý!".
(GLO)- Mới đây, chị P.T.Nh. (quê ở Nghệ An) chia sẻ hình ảnh 13 đứa trẻ vừa là con vừa là cháu chỉ cắm cúi vào điện thoại, trong khi ông nội đứng sau mà chẳng thể bắt chuyện cùng chúng.
(GLO)- Xã Ia Kly (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) chỉ cách trung tâm huyện khoảng 4 km nhưng luôn là điểm nóng của tình trạng tảo hôn. Thực trạng này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ mang đến nhiều hệ lụy về sau.
(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
(GLO)- Đề xuất để cặp vợ chồng tự quyết định sinh bao nhiêu con của Bộ Y tế là một trong những giải pháp giàu tính nhân văn, thích hợp với điều kiện thực tế hiện tại và phù hợp với Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân.
(GLO)- Ngày 12-7, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” giai đoạn 2021-2024.
Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Tuổi kết hôn tăng, giảm tỷ lệ kết hôn và xu hướng sinh con muộn là các yếu tố khiến Việt Nam có nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc; tốc độ già hóa dân số nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già.
(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.
Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” hướng tới sự phát triển bền vững, tôn vinh truyền thống văn hóa gia đình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
(GLO)- Đó là chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) năm nay. Vì vậy, mỗi gia đình phải là một mái ấm hạnh phúc, rộn tiếng cười vui để cùng nhau xây dựng đất nước tiến bộ, hạnh phúc.
Trò chuyện với nhân dân tại đình cổ Đường Lâm, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng, thành trì quan trọng nhất của mỗi người.
Người dân phát hiện căn nhà cháy đã nhanh chóng báo lực lượng công an đến dập lửa. Sau khi dập lửa, lực lượng chức năng phát hiện 2 vợ chồng trẻ đã tử vong.
Khi sinh em bé, chị Hoa hạnh phúc khi biết chồng và cả nội ngoại chờ đợi bên ngoài với nhiều cảm xúc khó tả. Từng đổ vỡ một lần, người mẹ trẻ này được gia đình chồng yêu thương hết mực.
(GLO)- Những gia đình Jrai nhiều thế hệ ở phố núi Pleiku đã cùng nhau vun đắp, trao truyền tình yêu với văn hóa truyền thống, tinh thần lao động hăng say, cống hiến hết mình cho sự phát triển của buôn làng. Họ trở thành gia đình “3 thế hệ tiêu biểu” điển hình tiên tiến.
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nêu rõ: trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn; không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.
(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thành lập và duy trì 21 mô hình “Nhóm phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế vì sức khỏe gia đình” với gần 300 thành viên tham gia.
(GLO)- Theo hãng thông tấn Yonhap, ngày 3-6, chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc) thông báo sẽ cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho các công ty vừa và nhỏ thực hiện các biện pháp khuyến khích người lao động sinh.