(GLO)- Có rất nhiều cách để thể hiện tình yêu với thổ cẩm. Có người hàng ngày cần mẫn bên khung cửi để tạo nên những hoa văn tinh xảo và cũng có người lại “thổi“ vào đó sự khéo léo, biến tấm thổ cẩm thành những bộ trang phục đậm nét truyền thống nhưng vẫn mang dáng dấp hiện đại.
(GLO)- Nhịp chày giã gạo của phụ nữ Jrai ở vùng đất Plei Rbai (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn khiến mọi người nhắc nhớ. Giữa nhịp sống hối hả, mỗi nếp nhà của người Jrai vẫn vang vọng tiếng chày giã gạo vào những đêm trăng sáng hay lúc mặt trời bắt đầu ló rạng.
(GLO)- Với mong muốn bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm tại buôn Toát. Mô hình được Hội đồng Anh tài trợ kinh phí và mở ra cơ hội mới trong truyền dạy, quảng bá, nâng tầm nghề dệt truyền thống của đồng bào nơi đây.
(GLO)- Đôi tay khéo léo của nhiều phụ nữ Jrai đã góp công khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Thế nhưng, ẩn sâu trong đôi mắt họ lại chất chứa nỗi lo nghề dệt thất truyền.
(GLO)- Các thế hệ phụ nữ trong gia đình chị Rơ Mah Suin (làng Dơk Lah, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đều giỏi nghề thủ công truyền thống. Những sản phẩm họ làm ra đã góp phần bảo tồn vốn quý của địa phương.
(GLO)- Trong những ngày Tết cổ truyền vừa qua, nhiều phụ nữ Jrai ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) làm món cơm lam dẻo thơm đem bán tại các khu du lịch trên địa bàn. Được thưởng thức món ăn truyền thống này vào ngày Tết quả là một điều thú vị với nhiều du khách.
(GLO)- Mỗi lần đi học xa trở về, tôi lại có dịp ra bến nước đi thả lưới bắt cá với đám bạn trong làng. Khung cảnh nơi đây đã thay đổi rất nhiều so với lúc tôi còn nhỏ. Không còn bắt gặp những hình ảnh người phụ nữ Jrai sau lưng địu chiếc gùi chất đầy 4-5 cái bình hồ lô để lấy nước sinh hoạt về cho gia đình mỗi sáng.