Phụ nữ hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Chương trình hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với chủ đề “Cùng chung tay, cùng thay đổi”.

Tham dự sự kiện có Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và Hà Nội cùng hơn 600 đại biểu đại diện các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới; tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, các cấp Hội trong cả nước tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.

Trong đó, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình “Cùng chung tay, Cùng thay đổi” nhằm thể hiện sự hưởng ứng, cam kết của các cấp Hội hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Qua đó, Trung ương Hội vận động sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ, trẻ em gái.

Đây là một minh chứng về sự quan tâm của xã hội đối với bình đẳng giới và công tác phụ nữ, thể hiện sinh động tinh thần “Cùng chung tay, Cùng thay đổi” trong hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Theo bà Hà Thị Nga, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Nước ta đạt được nhiều kết quả tích cực về thu hẹp khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực; năm 2023 tăng 11 bậc về bình đẳng giới so với năm 2022 (từ 83 lên 72 trong số 146 nước tham gia xếp hạng).

Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp trong các nhiệm kỳ đều tăng. Nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26% - cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực, đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ (năm 2020), tại Việt Nam, bình quân mỗi ngày có 64 phụ nữ, 10 trẻ em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo lực gia đình; gần 63% phụ nữ từng phải chịu đựng ít nhất 1 hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời.

Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh: Đảm bảo an sinh xã hội là quyền hiến định của công dân, là điều kiện để phát triển đất nước. Đầu tư cho an sinh xã hội cũng là đầu tư cho phát triển, phục vụ nhân dân, trong đó có quan tâm đến các nhóm đặc thù.

Trao quyền cho phụ nữ, đầu tư cho bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực với phụ nữ, trẻ em trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, mang lại lợi ích lớn lao cho cá nhân người phụ nữ, gia đình, xã hội và cả nền kinh tế quốc gia. Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ là cần thiết để có những hành động quyết liệt hơn nhằm phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam luôn nỗ lực triển khai các hoạt động vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Các cấp Hội đã tập trung nguồn lực, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, trong đó chú trọng đảm bảo an sinh xã hội cho phụ nữ, trẻ em.

Điển hình là chương trình, dự án: “Mẹ đỡ đầu”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương,” “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ, trẻ em” vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Các cấp Hội đã tích cực hưởng ứng bằng nhiều hành động cụ thể như tổ chức chiến dịch truyền thông, chăm lo, hỗ trợ; đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Cùng với đó là vận động nguồn lực để hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực, xâm hại; tích cực đề xuất chính sách cho các nhóm phụ nữ đặc thù, trong đó, thực hiện lộ trình đề xuất phương án mở rộng chế độ thai sản, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

“Tôi kêu gọi phụ nữ cả nước cũng như tất cả các quý vị hãy lên tiếng khi bị bạo lực hoặc nhìn thấy bạo lực; thể hiện sự tôn trọng với mọi giới, đặc biệt là với phụ nữ, trẻ em; xóa bỏ những định kiến, khuôn mẫu áp đặt phi lý cho trách nhiệm, bổn phận của phụ nữ”, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.