Phát triển tiềm năng du lịch vùng đất Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, đa dạng, phong phú và độc đáo về bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch. Để phục vụ cho Năm Du lịch Quốc gia Tây Nguyên-Đà Lạt 2014, vùng cần phát huy thế mạnh sẵn có, đồng thời cần tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng du lịch; nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về phát triển du lịch bền vững.
 

 

Tại buổi tọa đàm về “Định hướng phát triển sản phẩm du lịch phục vụ Năm Du lịch Quốc gia 2014” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Năm Du lịch Quốc gia 2014, tổ chức tại thành phố Đà Lạt, ngày 27-5, bà Hoàng Thị Điệp- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, nhấn mạnh Năm Du lịch Quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các địa phương phát triển du lịch, kinh tế địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân bản địa.

Du lịch Tây Nguyên được ưu tiên, quy hoạch định hướng phát triển với ba sản phẩm chính là văn hóa bản sắc, nghỉ dưỡng núi và du lịch biên giới, cửa khẩu.

Nhiều ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành du lịch cho rằng, ngành du lịch cần phải xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của từng khu vực nhằm tạo ra nét riêng ở mỗi vùng miền, để tránh tình trạng sản phẩm du lịch nhiều nơi gần giống nhau.

 

 

Đặc biệt với Tây Nguyên, bên cạnh phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, cần hạn chế tình trạng “ăn vào” thiên nhiên như trong suốt thời gian qua. Đồng thời việc bảo vệ môi trường cũng phải được đặt lên hàng đầu bởi hiện nay vấn đề báo động nguy cấp cho du lịch Tây Nguyên là nơi đây môi trường, diện tích rừng bị tàn phá, thủy điện xây dựng tràn lan trên các lưu vực sông, suối...

Với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên”, Năm Du lịch Quốc gia Tây Nguyên-Đà Lạt 2014 kết hợp với Festival Di sản UNESCO Việt Nam-ASEAN 2013, Lễ hội chào mừng 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ V, là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội tiêu biểu, mang tầm quốc tế, nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh thiên nhiên, con người Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng-Đà Lạt nói riêng với bạn bè trong nước và quốc tế.

Thông qua chương trình nhằm kết nối các thế mạnh về thắng cảnh thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú và đặc sắc của năm tỉnh Tây Nguyên thành chuỗi hoạt động xuyên suốt trong năm 2013-2014.

Trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2014 sẽ diễn ra chín chương trình và 17 sự kiện du lịch (13 sự kiện tại Đà Lạt và bốn sự kiện tại Đak Lak, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum), ngoài Festival Di sản, Festival Hoa và lễ hội 120 năm Đà Lạt còn có các sự kiện đáng chú ý như Liên hoan thổ cẩm và trình diễn trang phục Tây Nguyên, Liên hoan tượng gỗ Tây Nguyên, Festival cồng chiêng quốc tế, Festival các nhóm nghệ thuật đường phố quốc tế, Ngày hội văn hóa miền Đông, lễ hội "Mưa phố núi - Mưa Đà Lạt", các lễ hội đua voi, đua thuyền độc mộc, lễ hội dân gian, lễ hội ẩm thực của đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.