(GLO)- Với mô hình trồng cây cảnh kết hợp với sản xuất phân bón hữu cơ, anh Lê Hữu Trường (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng/năm. Đáng chú ý, anh canh tác theo hướng hữu cơ, thân thiện với môi trường.
(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.
(GLO)- Vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong đó, việc canh tác nông nghiệp theo hướng sinh học đang mang lại nhiều lợi ích.
(GLO)- Từ những nguyên liệu quen thuộc ở địa phương như: quả nhàu, cây thì là, lá cây cúc quỳ… nhóm học sinh Trường THPT A Sanh (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã tạo ra phân bón hữu cơ DHT cho cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường.
(GLO)- Ở thôn 1 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Thiện là người tiên phong sản xuất phân bón hữu cơ từ chế phẩm vi sinh vật bản địa (tên tiếng Anh viết tắt là IMO) để bón cho vườn cây của gia đình. Thực tế cho thấy, loại chế phẩm này chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao nên nhiều người dân trong vùng làm theo.
(GLO)- Với việc hướng dẫn, chuyển giao công thức sản xuất men vi sinh và phân bón hữu cơ, Nông hội sản xuất hữu cơ thị trấn Chư Sê đã góp phần làm thay đổi nhận thức của bà con nông dân từ sản xuất truyền thống sang hướng hữu cơ.
(GLO)- “Giao lưu-kết nối-hợp tác-phát triển“ là chủ đề hội nghị kết nối thúc đẩy hợp tác sản xuất với tiêu thụ nông sản, phát triển du lịch sinh thái vừa được UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam và Hiệp hội Rau quả Việt Nam tổ chức. Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp trong cả nước. Đây được coi là cơ hội để đưa nông sản vươn xa trên thị trường.
(GLO)- Truong Sinh Group đi vào hoạt động từ năm 2004. Với chặng đường gần 20 năm phát triển, trên cơ sở phát huy tối đa những thế mạnh sẵn có và chiến lược đúng đắn, Trường Sinh Group đã có những bước tiến nhanh, mạnh và đang dần trở thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hàng đầu Việt Nam.
(GLO)- Sau 2 năm triển khai, mô hình “Xây dựng và phát triển thâm canh hồ tiêu bền vững“ tại huyện Đak Đoa đã giúp người dân thay đổi phương thức canh tác, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, giảm phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để vườn cây phát triển bền vững. Bước đầu, mô hình đã phát huy hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho người trồng hồ tiêu.