Phá rừng quy mô lớn tại Vườn quốc gia Yok Đôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 2-2, ông Phạm Tuấn Linh, Phó Giám đốc phụ trách Vườn quốc gia Yok Đôn cho biết, đơn vị đang phối hợp với Công an huyện Buôn Đôn (Đak Lak) điều tra, làm rõ vụ phá rừng tại Tiểu khu 408-Vườn quốc gia Yok Đôn.
 

Phá rừng quy mô lớn tại Vườn quốc gia Yok Đôn
Phá rừng quy mô lớn tại Vườn quốc gia Yok Đôn

Trước đó, vào ngày 26-1, Trạm Kiểm lâm số 8 của Vườn Quốc gia Yok Đôn trong lúc tổ chức tuần tra, kiểm soát tại tuyến vành đai biên giới thuộc Tiểu khu 408 (khu vực này do Đồn biên phòng 741 - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đak Lak quản lý) đã phát hiện một vụ phá rừng với quy mô lớn. Qua công tác kiểm đếm, đã có tổng cộng 23 cây gỗ bị đốn hạ, trong đó có 19 cây gỗ đỏ (gỗ Cà te), 2 cây gỗ Cẩm lai và 2 cây gỗ Sao với tổng khối lượng 44,932 m3 gỗ.

Số gỗ trên đã được các đối tượng dùng cưa máy cắt xẻ thành từng hộp, một số phần thân đã được các đối tượng lấy đi. Theo báo cáo của Vườn Quốc gia Yok Đôn thì số gỗ này đã bị các đối tượng đốn hạ vào khoảng đầu tháng 1-2018.

 Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn phối hợp với Công an huyện Buôn Đôn tiến hành bảo vệ hiện trường và điều tra, làm rõ vụ việc.

Vườn quốc gia Yok Đôn Đak Lak hiện có khoảng 110 nghìn ha rừng tự nhiên với đa dạng sinh học phong phú. Tuy nhiên, do tình trạng phá rừng khu vực này diễn biến hết sức phức tạp, số vụ phá rừng tăng theo từng năm nên chất lượng rừng giảm mạnh. Khu vực rừng vừa xảy ra vụ phá rừng quy mô lớn là một trong những nơi cuối cùng ở vườn quốc gia Yok Đôn còn các loại gỗ quý hiếm đang có nguy cơ cạn kiệt nguồn gen như: cẩm lai, cà te (gõ đỏ), giáng hương, căm xe...

T.Thủy/congly

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.