Palestine ra mắt bức tranh ghép khổng lồ tại lâu đài sa mạc Jericho

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh ghép như một tấm thảm rực rỡ, trải trên diện tích 836m2 tại Cung điện Hisham, được xây dựng tại Khirbat al-Mafjar, phía Tây thung lũng Jordan, vào năm 743-744 trong đế chế Ummayad.

Bức tranh ghép khổng lồ được công bố tại Cung điện Hisham thuộc thành phố Jericho ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng, ngày 28/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bức tranh ghép khổng lồ được công bố tại Cung điện Hisham thuộc thành phố Jericho ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng, ngày 28/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Ngày 28/10, giới chức Palestine đã công bố một trong những bức tranh ghép trải trên sàn lớn nhất thế giới tại thành phố Jericho ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng, sau nhiều năm phục chế.

Bức tranh ghép như một tấm thảm rực rỡ, trải trên diện tích 836m2 tại Cung điện Hisham.

Đây là cung điện mùa Đông rộng 60ha được xây dựng tại Khirbat al-Mafjar, phía Tây thung lũng Jordan, vào năm 743-744 trong đế chế Ummayad.

Theo ông Saleh Tawafsha, Thứ trưởng Bộ Cổ vật và du lịch Palestine, bức tranh gồm hơn 5 triệu mảnh ghép bằng đá có màu sắc rất khác biệt.

Bức tranh mô phỏng một con sư tử tấn công một con nai, tượng trưng cho chiến tranh, và hai con linh dương tượng trưng cho hòa bình, cùng nhiều hình thiết kế hoa và hình học tinh tế.

Sau nhiều thế kỷ bị lãng quên, Cung điện Hisham được tìm thấy vào năm 1873, nhưng đến những năm 1930 mới được khai quật lần đầu tiên khi nhà khảo cổ người Anh Robert W. Hamilton bắt đầu làm việc ở đây.

Vào thời điểm đó, bức tranh ghép nói trên mới được phát hiện dưới lớp bụi.

Cung điện mùa Đông đại diện cho kiến trúc Hồi giáo thời kỳ đầu, với nhiều sàn nhà, sân có cổng, nhà thờ Hồi giáo, vòi phun nước và một phòng tắm hơi mang phong cách La Mã.

Cách đây 5 năm, di tích này đã đóng cửa để tiến hành trùng tu theo một dự án trị giá 12 triệu USD do Nhật Bản bảo trợ.

Theo Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.