Nuôi cá tầm thu tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với vai trò là Bí thư Đoàn xã Rô Men (Đam Rông), Nguyễn Nhật Linh đã dám nghĩ dám làm, xây dựng thành công mô hình nuôi cá nước lạnh tại chính quê hương mình để vươn lên làm giàu. Và điều đáng mừng là từ mô hình này, nhiều thanh niên đã tìm được hướng đi của riêng mình đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi cá nước lạnh của Nguyễn Nhật Linh đem lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nuôi cá nước lạnh của Nguyễn Nhật Linh đem lại hiệu quả kinh tế cao


 Rời quân ngũ năm 2017 sau 2 năm gắn bó, hành trang mang trên người khi về quê hương là những lần được học hỏi kinh nghiệm nuôi cá nước lạnh của người dân xã Đạ Chais (Lạc Dương). Sau khi xuất ngũ, nhận thấy tại xã Rô Men có khí hậu lạnh, nguồn nước trong mát, rất thích hợp nuôi cá nước lạnh; được sự ủng hộ của gia đình Linh xin phép chính quyền địa phương để đầu tư 5.000 m2 cá nước lạnh.
 
Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình nuôi cá nước lạnh với quy mô hơn 30 bể, Linh cho hay: Trại nuôi cá tầm này được xây dựng và đi vào hoạt động cách đây 3 năm. Tận dụng nguồn nước dồi dào từ suối gần nhà, gia đình anh xây dựng bể nuôi cá tầm với quy mô lớn. Trang trại của anh gồm 30 bể nuôi cá thương phẩm, kinh phí xây dựng trại cá lên đến cả tỷ đồng. Nước được dẫn từ suối về các bể, từ bể trên chảy xuống bể dưới, rồi lại chảy ra suối. Việc để nước chảy vào bể rồi lại chảy ra suốt ngày đêm như vậy rất quan trọng, bởi không chỉ giúp cho các bể cá luôn có lượng nước trong mát, mà còn tạo ô xy cho đàn cá sinh trưởng và phát triển.
 
Anh Linh ví nuôi cá nước lạnh vất vả hơn nuôi con mọn. Loài cá mang danh “quý tộc” này rất đỏng đảnh, chỉ sống ở nước động và sạch, ô xy trong nước phải đạt đúng chỉ số cho phép, chỉ cần một trong các yếu tố trên thay đổi, cá sẽ phơi bụng, lập lờ nổi hết. Anh thuê 5 lao động chỉ để vệ sinh bể và cho cá ăn mỗi ngày. Để nuôi cá thành công không bị chết, anh Linh phải thông thạo và nắm bắt kỹ thuật nuôi; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn cá ở từng bể nuôi. Khi phát hiện con cá nào còi cọc, chậm lớn hay có biểu hiện không bình thường là anh lọc ra, cho sang bể khác và có chế độ chăm sóc riêng.
 
May mắn là từ khi nuôi tới thời điểm hiện tại, các bể cá của anh Linh không bị dịch bệnh lần nào. Được cho ăn đủ dinh dưỡng lại sống trong môi trường sạch sẽ, đàn cá tầm cứ lớn dần theo ngày tháng. Để lúc nào cũng có cá tầm thịt bán ra thị trường, anh Linh nuôi theo kiểu gối đầu, cứ cách từ 3 - 4 tháng, anh lại nhập cá giống về nuôi một lần. Hiện tại cá tầm của anh Linh đã xuất bán được khoảng 3 tấn cá thương phẩm, với giá dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, anh thu hơn 1,5 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí con giống, nhân công, thức ăn, anh Linh lãi từ 400 - 500 triệu đồng/năm.
 
Nói về quyết định về quê Rô Men lập nghiệp, anh Linh chia sẻ: “Tôi muốn tận dụng lợi thế thiên nhiên ban tặng để phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Với vai trò là Bí thư Đoàn xã tôi còn tích cực hướng dẫn kinh nghiệm của mình để đoàn viên, thanh niên, cũng như bà con mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đem lại năng suất cũng như kinh tế”.
 
Anh Trần Đức Phát, Phó Bí thư Huyện đoàn Đam Rông nhận xét: Là Bí thư Đoàn Thanh niên của một xã còn rất nhiều khó khăn như xã Rô Men, lực lượng đoàn viên, thanh niên chủ yếu là người đồng bào tại chỗ, trình độ nhận thức cũng như việc áp dụng KHKT vào sản xuất rất hạn chế, thế nhưng anh Nguyễn Nhật Linh luôn là người xung kích đi đầu trong việc phát triển kinh tế. Việc mạnh dạn đầu tư, nắm bắt được nhu cầu thị trường đã giúp mô hình của anh mang lại thu nhập ổn định. Bên cạnh việc phát triển kinh tế cho gia đình, anh Linh còn luôn chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở xã tổ chức các buổi tư vấn cho các bạn đoàn viên về các mô hình làm ăn có hiệu quả, tổ chức cho các chi đoàn trong xã giao lưu học hỏi cách làm kinh tế hiệu quả.
 
Trong năm 2020, nhờ nỗ lực không ngừng của anh Linh, rất nhiều đoàn viên, thanh niên đã biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên do biết sử dụng giống mới vào sản xuất; qua đó, góp phần vào sự phát triển chung của huyện Đam Rông.

http://www.baolamdong.vn/kinhte/202102/nuoi-ca-tam-thu-tien-ty-3044140/
 

 

Theo HOÀNG YÊN (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.