Nuôi cá lồng trong hồ thủy lợi, thủy điện: Nhiều triển vọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghề nuôi cá lồng trong lòng hồ chứa thủy điện và thủy lợi đang mở ra hướng đi mới, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân, tạo đà cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định.

Tiềm năng dồi dào

Toàn tỉnh có khoảng 15.040 ha mặt nước để nuôi trồng và khai thác thủy sản; trong đó có 90% diện tích thuộc hồ chứa thủy điện, thủy lợi, còn lại là các ao hồ và ruộng trũng. Hiện có khoảng 400 lồng bè nuôi cá theo hướng thâm canh trong các hồ chứa thủy lợi và thủy điện như: Ia Ly, Hà Tây, Sê San 3 và 3A (huyện Chư Păh), Vĩnh Sơn (huyện Kbang)… Tại đây, người dân và các hợp tác xã (HTX) đầu tư nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao.

 Cá diêu hồng nuôi trong lồng bè tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa). Ảnh: Nguyễn Diệp
Cá diêu hồng nuôi trong lồng bè tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa). Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Trịnh Khắc Dương-Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa) cho biết: “Tận dụng mặt nước hồ thủy điện Đak Đoa, tháng 8-2020, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh hỗ trợ cá giống, 50% thức ăn và chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để HTX nuôi cá lồng. Các thành viên HTX đóng góp trên 100 triệu đồng làm 4 lồng bè với diện tích 36 m2/lồng để nuôi cá lăng nha, diêu hồng và rô phi đơn tính. Sau 6 tháng, đàn cá phát triển tốt và chuẩn bị thu hoạch. Đặc biệt, đàn cá không bị dịch bệnh. Hiện tại, HTX đang xây dựng kế hoạch đầu tư thêm lồng mới”.

Tương tự, ông Nguyễn Tiến Dũng (thôn 1, xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) cho hay: “Được sự hỗ trợ của Trung tâm Giống thủy sản tỉnh, năm 2020, tôi đầu tư làm 2 lồng nuôi cá diêu hồng trong lòng hồ thủy lợi. Đến nay, tôi đã xuất bán 600 kg cá với giá 40 ngàn đồng/kg. Hiện nay vẫn còn trên 2 tấn cá trong lồng trọng lượng bình quân khoảng 1 kg/con đang chuẩn bị xuất bán. Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá lồng rất cao. Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư thêm lồng để phát triển nghề nuôi cá”.      

Đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá lồng

Ông Cao Phi Văn-Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Ve (huyện Chư Păh) thông tin: Tận dụng mặt nước lòng hồ thủy điện, được sự hỗ trợ của Trung tâm Giống thủy sản tỉnh, UBND xã phối hợp cùng Nhà máy Thủy điện Hà Tây nuôi thử nghiệm 3 lồng cá lăng, diêu hồng và rô phi đơn tính. Đàn cá phát triển tốt, khoảng 2 tháng nữa là thu hoạch. Xã đang đề nghị tiếp tục mở rộng thêm 3 lồng nuôi giúp người dân phát triển kinh tế.

 Ông Dương đang kỳ vọng nuôi cá lồng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Dương đang kỳ vọng nuôi cá lồng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Diệp


Theo ông Võ Văn Tấn-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh, diện tích mặt nước các hồ thủy điện trên địa bàn huyện rất lớn, một số hộ đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trong lòng hồ. Đến nay, toàn huyện có khoảng 97 lồng nuôi đủ các loại cá cung cấp cho thị trường, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Phong trào nuôi cá lồng trong lòng hồ đang phát triển mạnh. Vì vậy, trong năm nay, huyện tiếp tục đầu tư thêm lồng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại làng Jut (xã Ia Phí) nuôi cá. Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ cá giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân.

Trao đổi với P.V, ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Những năm gần đây, Trung tâm triển khai nhiều mô hình hỗ trợ người dân nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2020, nhiều lồng nuôi cá rô phi và diêu hồng lợi nhuận mang lại khoảng 19-23 triệu đồng/lồng chỉ sau 6 tháng nuôi. “Mô hình nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy điện và thủy lợi mang lại hiệu quả rất cao. Vì vậy, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các HTX đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng thâm canh tại các hồ chứa lớn để tăng năng suất và sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt, chúng tôi chú trọng phát triển các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản”-ông Phước thông tin.

 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.