Nữ hoàng văn hóa tâm linh: Vô nghĩa và... vô duyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Vương Duy Bảo thẳng thắn cho rằng việc trao những danh hiệu như thế này là một trò lố, cần phải chấn chỉnh ngay.
Việc bà Phạm Nữ Hiền Ngân được Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam trao danh hiệu "Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam" và mới đây bà này được lựa chọn vào vị trí Phó ban Phát triển thương hiệu và chống hàng giả Việt Nam (trực thuộc Viện công nghệ chống làm giả, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam) đang gây bức xúc trong dư luận.
Trao đổi với Đất Việt, ông Vương Duy Bảo, nguyên Cục phó Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VH-TT-DL), thẳng thắn gọi đây là một trò lố, làm rối loạn công tác quản lý của Nhà nước.
Phân tích cụ thể, ông Vương Duy Bảo cho biết, cụm từ "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" là vô nghĩa và... vô duyên.
"Xét về mặt ngữ pháp, đây là một từ ghép lủng củng và vô nghĩa. Nữ hoàng là tước vị của phương Tây, Việt Nam không có tước vị nữ hoàng.
Văn hóa tâm linh của Việt Nam thờ đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa và một số đạo khác. Ghép một hình thái văn hóa (văn hóa tâm linh) với một tước vị, một danh hiệu (nữ hoàng) là vô duyên và vô nghĩa về mặt văn hóa, tâm linh.
Cụm từ "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" không khẳng định điều gì và không nói lên một thứ gì về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh Việt Nam", ông Vương Duy Bảo chỉ rõ.
 
Nữ hoàng văn hóa tâm linh Phạm Nữ Hiền Ngân
Từ đây, nguyên Cục phó Cục Văn hóa cơ sở khẳng định, việc đưa ra danh hiệu "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" chỉ là một trò đùa lố bịch, làm rối rắm việc quản lý của Nhà nước, đồng thời bản thân những người đưa ra danh hiệu này cũng không hiểu gì về văn hóa, tâm linh và ngữ pháp Việt Nam.
"Tôi cho rằng Bộ VH-TT-DL, Ban Tuyên giáo Trung ương cần có ý kiến về sự việc này.
Đồng thời, đơn vị cho phép thành lập Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phải nhắc nhở, chấn chỉnh Hội đi cho đúng đường lối, tôn chỉ của một hội nghề nghiệp, đừng đưa ra cụm từ không có ý nghĩa gì về mặt văn hóa, tâm linh cũng như không phục vụ gì cho sự phát triển của Hội.
Thậm chí, nếu cần thì phải kỷ luật, giải tán Hội, không cho tồn tại", ông Vương Duy Bảo nhấn mạnh.
Nguyên Cục phó Cục Văn hóa cơ sở đặt ra câu hỏi: Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam có lợi ích gì từ việc trao tặng những danh hiệu vô nghĩa như vậy?
Trước lùm xùm này, Hội đã vướng phải sự phản đối của dư luận khi trao tặng bằng khen "Giáo sư âm nhạc" cho ca sĩ Ngọc Sơn vào năm 2017.
"Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam có chức năng phong những danh hiệu đó không? Việc phong những danh hiệu ấy phải qua những cơ quan nào? Là hội nghề nghiệp, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam hãy chăm lo phát triển nghề nghiệp, đừng tạo ra những trò lố như vậy", ông Vương Duy Bảo kết luận.
Trong một diễn biến liên quan đến việc “Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam” Phạm Nữ Hiền Ngân được bầu Phó ban Phát triển Thương hiệu và Chống hàng giả, ngày 7/7, trao đổi với báo Người lao động, bà Ngân cho biết, bản thân không đam mê danh lợi. Việc được bầu giữ chức vụ trên chỉ là "hữu xạ tự nhiên hương".
Bà Ngân được nhiều người biết đến với việc tham gia hầu đồng, một nghi lễ tâm linh trong các phủ, đền ở Việt Nam.
Đến tháng 7/2018, bà đăng quang danh hiệu "Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam" trong chương trình do Trung ương Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần XNK Ôtô Ngọc Minh tổ chức.
Nói về việc hầu đồng, bà Ngân tâm sự: "Hầu đồng đã được UNESCO công nhận là một di sản phi vật thể của nhân loại. Tôi đam mê hầu đồng và mong ước được mang văn hóa hầu đồng của dân tộc mình đi khắp thế giới. Đó là tâm nguyện của tôi nhưng có lẽ vẫn còn nhiều thử thách".
Thành Luân (Đất Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xúc tiến xuất khẩu xanh để phát triển bền vững

Xúc tiến xuất khẩu xanh để phát triển bền vững

(GLO)- Lựa chọn xuất khẩu là 1 trong 3 trụ cột của nền kinh tế, Việt Nam đang nỗ lực xúc tiến chiến lược xuất khẩu xanh, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, giảm phát thải carbon và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Việc gì khó có thanh niên

Việc gì khó có thanh niên

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) diễn ra trong giai đoạn đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của thanh niên càng quan trọng khi đây là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Hôm nay, ngày 17-12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX khai mạc tại Hà Nội, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của tổ chức hội và phong trào thanh niên cả nước.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.