Niềm vui nhân đôi khi hoa cà phê nở trắng trời ở Lâm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều nông hộ đã tưới nước xuyên Tết để cà phê nở rộ tạo thành những thảm hoa khổng lồ trắng muốt, thơm ngát; thu hút nhiều đàn ong đến hút mật.

Hiện nhiều vườn cà phê của các nông hộ ở các huyện Lâm Hà, Đam Rông, Đức Trọng, Di Linh… thuộc tỉnh Lâm Đồng đang nở rộ, báo hiệu một mùa bội thu.

Để thúc cho hoa nở rộ, đồng đều, nhà nông đã kỳ công chăm bón, tận dụng mọi nguồn nước để tưới xuyên Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Khâu quan trọng nhất trong giai đoạn này là tưới nước cho cây ra hoa

Khâu quan trọng nhất trong giai đoạn này là tưới nước cho cây ra hoa

Theo anh Nguyễn Văn Hoàng (xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà), gia đình anh đang canh tác khoảng 3ha cà phê. Những ngày trước Tết Nguyên đán năm nay, thời tiết hanh khô, không có mưa, trong khi đây là thời gian cà phê đã sưng nụ, chuẩn bị bung hoa.

Gia đình anh Hoàng tận dụng nguồn nước hồ thủy lợi ở gần vườn để tưới cho cà phê, ngay cả trong những ngày Tết để hoa nở đều.

Hoa cà phê nở đều

Hoa cà phê nở đều

Một số nông hộ gần đó cho hay đang chuẩn bị cắt tỉa cành cho thoáng cây, làm cho hoa đậu quả với tỷ lệ cao, sau đó bón phân chuồng cho cà phê sai trái, quả lớn. Năm ngoái, giá nhân cà phê trên dưới 75.000 đồng/kg, mức giá cao bậc nhất từ trước đến nay nên ai nấy đều phấn khởi. Hiện cây cà phê đang phát triển tốt, hoa nở đều, do đó nhà nông hy vọng sản lượng cà phê năm 2024 sẽ tăng lên.

Khi cà phê bung hoa rực rỡ là bắt đầu mùa con ong đi lấy mật ở Tây Nguyên, nơi có diện tích cà phê lớn nhất nước với hơn 500.000 ha. Các chủ trại đưa đàn ong đến những vườn cà phê tỏa hương thơm ngát để thu về loại mật thơm ngon, tinh khiết.

Vận chuyển các hộp ong đến gần vườn cà phê để khai thác mật

Vận chuyển các hộp ong đến gần vườn cà phê để khai thác mật

Nghe tiếng ong rù rì bay về tổ, chúng tôi dừng lại trò chuyện cùng anh Nguyễn Văn Thắng. Anh cho biết đã cùng 3 người khác vận chuyển hàng trăm thùng ong từ thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà) đến một số địa phương lân cận để khai thác mật.

Theo quy trình, ong làm tổ trong thùng; sau khi bay đi hút mật hoa, ong trở về nhả mật vào cái cầu trong thùng rồi đóng mũ sáp lại, đậy kín để sử dụng dần.

Liếc nhìn vào thùng chứa ong mà anh Thắng hé mở nắp, chúng tôi thấy đàn ong dày đặc đang nhả mật. Anh lấy cái cầu trong thùng ra, rũ nhẹ cho ong bay hết, dùng dao cắt mũ sáp bên ngoài rồi đặt vào các cạnh li tâm của thùng inox,quay cho mật ong chảy ra. Vì đây là loại mật tươi, thô, nguyên chất nên cực thơm.

Xếp các cầu vào thùng rồi quay lấy mật

Xếp các cầu vào thùng rồi quay lấy mật

“Tùy mùa hoa mà ong sẽ lấy được nhiều hay ít mật. Vào mùa hoa cà phê nở thì ong no nê nhất. Thông thường chủ vườn rất niềm nở với người nuôi ong bởi loài côn trùng này giúp cây thụ phấn tốt hơn, tăng tỷ lệ đậu quả”, anh Thắng chia sẻ.

Một số thợ chăn ong cho biết, nỗi lo lớn nhất là tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu gặp phải vườn có hóa chất, ong sẽ chết hàng loạt. Do đó, người “chăn” ong phải thường xuyên tương tác với nhà nông, cập nhật thông tin để tránh xa những khu vườn vừa xịt thuốc phòng trừ sâu bệnh.

Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo nhà nông cần tuân thủ quy trình chăm sóc cây trồng, chỉ phun thuốc hóa học khi sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ, tránh gây hại cho đàn ong.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.