Những người mai táng nạn nhân tử vong do Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là đội ngũ nhân viên nhà xác hay còn gọi là “nhà vĩnh biệt” của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đảm trách nhiệm vụ xử lý thi thể và mai táng những người xấu số tử vong vì Covid-19.
Nghề đặc biệt
Gần 25 năm bám trụ với nghề, ông Nguyễn Văn Hóa (SN 1963) được gọi với cái tên “ông Hóa nhà xác”. Từng ấy năm, trải bao dãi dầu của cái nghề đặc biệt, nhưng ông Hóa cũng không ngờ phải đối đầu với căn bệnh Covid-19 chưa từng có tiền lệ. Ở nhà xác của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, ngày thường chỉ có ông và anh Phạm Văn Dư (SN 1980). Tuy nhiên, từ ngày xuất hiện các ca tử vong vì Covid-19, nhóm của ông được bổ sung thêm 2 người là anh Nguyễn Minh Trung (SN 1995) và anh Phạm Tiến Anh (SN 1996). Tổ 4 người này đảm nhận việc xử lý toàn bộ các trường hợp tử vong do Covid-19.
Ông Hóa giãi bày: “Hầu hết nạn nhân tử vong vào buổi tối nên chúng tôi chẳng mấy đêm được ngủ ngon, cứ chập chờn. Theo quy định, thi thể mắc Covid-19 phải được xử lý càng sớm càng tốt, tránh lây lan dịch bệnh nên phải có mặt ngay. Khi nhận thi thể, chúng tôi xử lý kỹ càng với nhiều lớp ni lông quấn chặt, phun khử khuẩn, rửa cồn… Chúng tôi cũng chuẩn bị nhang khói, bình hoa đầy đủ. Gia đình họ cũng đã thiệt thòi rất nhiều vì không được thăm viếng vào khoảnh khắc cuối cùng”.
Những người mai táng cho bệnh nhân tử vong vì Covid-19 được trang bị phòng hộ cá nhân nghiêm ngặt. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Những người mai táng cho bệnh nhân tử vong vì Covid-19 được trang bị phòng hộ cá nhân nghiêm ngặt. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Cũng theo ông Hóa, đến nay, tổ của ông đã mai táng 18 thi thể. Có trường hợp khâm liệm xong thì đưa xuống TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) để hỏa táng. Hầu hết đó là những trường hợp đã có bệnh nền khá nặng như: ung thư, xơ gan, béo phì… Với các trường hợp mai táng, quan tài sau đó sẽ được đưa lên xe tang lễ để đưa đến khu vực riêng biệt tại Nghĩa trang TP. Pleiku (xã Trà Đa). Người nhà nạn nhân được thông báo thời gian mai táng nhưng luôn phải giữ khoảng cách, không được tiếp cận quan tài. Việc di chuyển quan tài cũng như chôn cất đều do đội ngũ ở nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện.
Anh Dư chia sẻ: “Thường thì 4 người khiêng quan tài cũng đã khá nặng, nhưng có khi chỉ có 3 người. Nhưng anh em luôn cố gắng làm tốt nhất, vì không thể nhờ ai khác được. Sau khi chôn cất, chúng tôi tiếp tục khử khuẩn khu vực đó cũng như vệ sinh cá nhân và rời đi để người nhà đến thắp nhang phúng viếng. Cũng có một số trường hợp không có người nhà vì họ bị nhiễm Covid-19 hoặc bị cách ly, chúng tôi cũng nhang khói đầy đủ và phối hợp với Ban Quản lý Nghĩa trang TP. Pleiku đánh dấu vị trí phần mộ để người nhà sau này đến nhận”.
Dấn thân với nghề
Ở cái tuổi lục tuần, mang trong người không ít bệnh nền nhưng ông Hóa vẫn làm công việc liên quan trực tiếp với Covid-19. “Cái nghề nó thế rồi, nếu mắc Covid thì cũng phải chịu. Trước tiên cố gắng đảm bảo nguyên tắc phòng dịch cho mình và mọi người, còn khi vô tình bị nhiễm thì chịu, trông chờ vào thầy thuốc chứ biết làm sao. Nếu 1 người bị nhiễm thì có lẽ cả 4 người cũng nhiễm theo, vì cùng ăn ở, sinh hoạt và làm việc với nhau”-ông Hóa chia sẻ.
Còn với Nguyễn Minh Trung, công việc mới mẻ này mang lại cho chàng trai 27 tuổi những trải nghiệm vô cùng đặc biệt. Vốn làm nhiều nghề nhưng không ổn định, khi biết tin Bệnh viện Đa khoa tỉnh tuyển người để làm công việc này với mức lương gần 3 triệu đồng/tháng, anh đã mạnh dạn đăng ký trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Anh Trung tâm sự: “Tôi có người bạn ở TP. Hồ Chí Minh làm công việc này một cách tình nguyện nên cũng động viên mình tham gia tại Gia Lai. Mức lương có lẽ chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống cá nhân nhưng mình không lấy làm vấn đề vì được góp một phần giúp người quá cố và gia đình họ cũng như công tác phòng-chống dịch Covid-19 của tỉnh. Nhiều người nghe công việc này khá sợ hãi nhưng mình không ngại, vì có các anh, các chú đi trước hướng dẫn, gia đình cũng động viên”.
Những nấm mồ cô quạnh nằm riêng biệt ở Nghĩa trang TP. Pleiku. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Những ngôi mộ của người tử vong do Covid-19 ở Nghĩa trang TP. Pleiku. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Với công việc đặc thù này, mỗi khi mai táng cho 1 trường hợp tử vong, các nhân viên tại nhà xác lại phải cách ly tập trung để đảm bảo an toàn phòng dịch. Thời điểm đầu, họ phải cách ly 14 ngày, nay rút xuống 7 ngày. Khu cách ly tập trung chính là khuôn viên nhà xác để đảm bảo họ vẫn có thể làm việc trong khi đang thực hiện cách ly. Họ thường xuyên xa gia đình và bất đắc dĩ coi nhà xác như ngôi nhà của mình khi phải ngủ nghỉ, sinh hoạt, nấu ăn tại chỗ suốt nhiều tháng trời.
Anh Dư cho biết: “Có khi cả tháng không về nhà vì lúc cách ly đến ngày 13 rồi thì lại có người mất. Có khi vừa về được vài ngày thăm vợ con thì phải trở lại làm việc và cách ly vì có ca tử vong. Lắm lúc nghĩ tủi thân, thương gia đình dù nhà gần mà biền biệt như thế, chỉ gọi video để thấy mặt nhau. Tình hình dịch bệnh có thể còn kéo dài, may là gia đình cảm thông với cái nghề này và đâu thể từ bỏ trong lúc nước sôi lửa bỏng”.
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.