Những mảnh đời trên phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không biết rằng, những ngày này, khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, vắng người trên phố, liệu cuộc sống của những phận người mưu sinh ấy như thế nào… Hy vọng ai nấy đều ổn!
Nguyễn Kỳ Anh (26 tuổi) là một trong những cái tên đáng chú ý trong cộng đồng đam mê nhiếp ảnh trẻ và du lịch thời gian qua. Song song công việc thiết kế nội thất, Kỳ Anh còn là một travel blogger với nhiều chuyến đi, trải nghiệm, dự án ảnh vì cộng đồng đầy ý nghĩa.


Những ngày trước khi TPHCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Kỳ Anh đã rong ruổi khắp các con phố, thực hiện một số bộ ảnh ghi lại hình ảnh dung dị, đời thường của thành phố, khoảnh khắc mưu sinh của người lao động nghèo. Không biết rằng, những ngày này, khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, vắng người trên phố, liệu cuộc sống của những phận người mưu sinh ấy như thế nào… Hy vọng ai nấy đều ổn!


Chúng tôi giới thiệu đến độc giả một số hình ảnh trong các bộ ảnh mà Kỳ Anh đã ghi lại.

Chú Ninh (70 tuổi) bị cụt 1 chân, bán vé số cùng vợ và con gái bị bại não ngay ngã tư Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Văn Linh, quận 7
Chú Ninh (70 tuổi) bị cụt 1 chân, bán vé số cùng vợ và con gái bị bại não ngay ngã tư Nguyễn Thị Thập - Nguyễn Văn Linh, quận 7

Bữa cơm vội vã
Bữa cơm vội vã

Chú Minh chạy xe ôm, nguyên ngày không có khách (tại trạm chờ xe buýt Bến Thành, đường Hàm Nghị, quận 1)
Chú Minh chạy xe ôm, nguyên ngày không có khách (tại trạm chờ xe buýt Bến Thành, đường Hàm Nghị, quận 1)
Chú Hùng (70 tuổi) mù một mắt, mất một bàn tay, bán vé số trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7
Chú Hùng (70 tuổi) mù một mắt, mất một bàn tay, bán vé số trên đường Nguyễn Thị Thập, quận 7
Chú Diên (80 tuổi, làm nghề chụp ảnh dạo trước Bưu điện TPHCM) dịch bệnh khó khăn, chú định bán chiếc xe để có tiền trang trải cuộc sống
Chú Diên (80 tuổi, làm nghề chụp ảnh dạo trước Bưu điện TPHCM) dịch bệnh khó khăn, chú định bán chiếc xe để có tiền trang trải cuộc sống
Ngoại Hương (72 tuổi, không người thân, nhặt ve chai giấy vụn ở đường Nguyễn Thị Thập, quận 7), kể: “Có bữa mưa quá trời, không có lụm được gì, có khi bán được 16.000 đồng, bà mua bánh mì không về ăn với muối tiêu”
Ngoại Hương (72 tuổi, không người thân, nhặt ve chai giấy vụn ở đường Nguyễn Thị Thập, quận 7), kể: “Có bữa mưa quá trời, không có lụm được gì, có khi bán được 16.000 đồng, bà mua bánh mì không về ăn với muối tiêu”
Bà Giàu (72 tuổi) neo đơn, bán dầu gió, tăm bông trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1
Bà Giàu (72 tuổi) neo đơn, bán dầu gió, tăm bông trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1
CA DAO giới thiệu (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.